Nếu nhìn vào sự linh hoạt, biến đổi liên tục của hệ thống pháp luật chống bán phá giá của EU, Hoa Kỳ, Canada thông qua việc cải cách, sửa đổi,
bổ sung các văn bản pháp luật, chúng ta sẽ thấy yếu tố chính trị có vai trò không nhỏ trong các vụ kiện chống bán phá giá. Sau đây là một ví dụ điển hình:
Dƣới sức ép mạnh mẽ từ ngành công nghiệp nội địa và với động cơ chính trị nhằm giành đƣợc sự ủng hộ của cử tri trong ngành công nghiệp nội địa nhƣ thép, nông nghiệp, điện tử bán dẫn…, ngày 28/10/2000 Tổng thống Bill Clinton ký sắc lệnh ban hành Tu chính án Byrd (Thƣợng nghị sĩ Robert Byrd soạn thảo) bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và đe dọa trả đũa từ các đối tác thƣơng mại lớn nhƣ EU, Nhật Bản, Canada, Autralia… Đạo luật này có điều khoản cho phép trích khoản tiền thuế thu đƣợc từ các vụ kiện phá giá để trợ cấp cho nguyên đơn, phần còn lại nộp vào ngân khố quốc gia. Một điều trong Luật tạo cơ hội vàng cho các nhà sản xuất ở Mỹ là điều cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố, nghĩa là những vụ kiện hàng nhập khẩu bán phá giá từ trƣớc khi Luật ra đời vào năm 2000 cũng đƣợc hƣởng Luật này. Theo quy định của văn bản pháp luật này thì hàng năm ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ có thể thu về một khoản tiền khổng lồ từ thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu. Theo ƣớc tính của hãng luật - Willikie Farr & Gallager (WFG), thì trong vụ kiện chống bán phá giá tôm đến khoảng tháng 1/2006 - ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ có thể nhận đƣợc một khoản tiền từ 100 triệu đến 120 triệu USD theo quy định này. Tuy nhiên, đạo luật này thực tế đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổ chức Thƣơng mại thế giới và nhiều nƣớc trên thế giới. Năm 2002, WTO đã ra phán quyết rằng, Đạo luật đã vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức này sau khi bị các nƣớc thành viên đối tác thƣơng mại lớn của Mỹ nhƣ Ôtxtrâylia, Braxin, Canađa, Chilê, Ấn Độ, Thái Lan, Liên minh Châu Âu (EU)… đệ đơn kiện.
Điều đáng chú ý hơn nữa là Chính phủ Hoa Kỳ vẫn thƣờng áp dụng chính sách kép trong thƣơng mại quốc tế, đặc biệt trong ngành công nghiệp
nội địa thép và nông nghiệp, Chính phủ Hoa Kỳ một mặt vẫn trợ giá, đồng thời sử dụng vũ khí chống bán phá giá chống lại các nhà xuất khẩu nƣớc ngoài. Chính vì vậy, một khi các nhà sản xuất Hoa Kỳ thấy không thể cạnh tranh đƣợc, họ chỉ cần kiện các nhà xuất khẩu nƣớc ngoài bán phá giá.
Ngày 16/01/2003, Cơ quan Phúc thẩm WTO đã kết luận Tu chính án Byrd vi phạm các quy định của WTO và yêu cầu Hoa Kỳ phải hủy bỏ quy định này, hạn chót để loại bỏ điều luật phi lý này là ngày 27/12/2003. Ngay sau đó, thƣợng nghị sĩ Byrd cùng với một số thƣợng nghị sĩ của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và quyết liệt đối với phán quyết của WTO và gây sức ép chính trị lên chính quyền Bush, chấp nhận sự trả đũa từ các đối tác thƣơng mại lớn của mình. Ngày 21/12/2005 Thƣợng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc bãi bỏ Tu chính án Byrd. Trƣớc đó, vào ngày 18/11/2005 Hạ viện Mỹ cũng đã bỏ phiếu tán thành việc hủy bỏ đạo luật này. Tuy nhiên, theo thỏa thuận giữa Thƣợng viện và Hạ viện Hoa Kỳ, Tu chính án Byrd vẫn đƣợc áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ trƣớc ngày 1/10/2007.
Với lập luận về “đóng kín các kẽ hở” của hệ thống pháp luật đã rất hấp dẫn và đem lại lợi ích to lớn cho các ngành công nghiệp nội địa, Hoa Kỳ đã đƣa ra thêm nhiều quy định và các tiêu chuẩn liên quan đến các nghĩa vụ của nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa là đối tƣợng bị điều tra hoặc bị áp thuế chống bán phá giá. Tại Hoa Kỳ, các quy định chống bán phá giá hiện nay nhận đƣợc sự ủng hộ về chính trị rất mạnh mẽ và các ngành công nghiệp nội địa cho rằng cần sử dụng tự do pháp luật chống bán giá để hỗ trợ các ngành công nghiệp Hoa Kỳ đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh thông qua bán phá giá.
Trên thực tế, các thay đổi, bổ sung và cải cách này đã làm cho các quy định, quy chế về luật pháp chống bán phá giá trở nên phức tạp hơn và có quá ít ngƣời hiểu quy định này thật sự có ý nghĩa gì. Mặc dù mang hình thức của thƣơng mại “công bằng”, chống bán phá giá luôn luôn và ngày càng trở thành một công cụ bảo hộ.