viên
Theo quy định tại Điều 13, ADA thì mỗi quốc gia thành viên phải duy trì một hệ thống các cơ quan và thủ tục hành chính, trọng tài hoặc tƣ pháp để xem xét lại các quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá hoặc các quyết định trong việc rà soát lại theo yêu cầu của các bên liên quan. Việc quy định cơ quan nào có thẩm quyền xem xét
khiếu kiện loại này, cơ quan tƣ pháp, toà án hay cơ quan hành chính, sẽ do pháp luật của từng quốc gia quy định. Điều kiện là các cơ quan này phải đƣợc độc lập với cơ quan đã ra các quyết định bị khiếu kiện.
Trƣờng hợp sau khi đã gửi văn bản khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền của nƣớc điều tra đề nghị xem xét các vấn đề liên quan mà không thỏa mãn thì quốc gia thành viên này (quốc gia có hàng hóa bị áp thuế chống bán phá giá) có quyền đƣa vấn đề ra giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Cơ quan này sẽ thành lập một Hội đồng để xem xét vấn đề tuân theo các nguyên tắc:
- Chỉ các quốc gia thành viên WTO mới có thể yêu cầu thành lập Ban hội thẩm giải quyết;
- Chỉ giải quyết tranh chấp liên quan đến các biện pháp sau: thuế chống bán phá giá; thoả thuận cam kết về giá; biện pháp tạm thời (với điều kiện là biện pháp này có ảnh hƣởng đáng kể và quốc gia khiếu kiện thấy rằng biện pháp này không tuân thủ các qui định về điều kiện áp dụng biện pháp tạm thời);
- Về phạm vi xem xét của Ban hội thẩm nhƣ Ban hội thẩm chỉ cần xem xét việc xác định sự việc của cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu có đầy đủ, hợp lý không và cách đánh giá sự việc đó có công bằng và khách quan không; nếu hai yêu cầu này đã đƣợc đáp ứng thì Ban hội thẩm sẽ tôn trọng quyết định của cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu.
Đồng thời để bảo đảm cho việc thực thi các cam kết và giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá giữa các quốc gia thành viên, WTO thành lập cơ quan riêng phụ trách về vấn đề này, đƣợc gọi là Ủy ban về Thực tiễn chống bán phá giá (Committee on Anti-dumping Practices), bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. Uỷ ban về chống bán phá giá họp định kỳ 2
lần/năm và có thể có những phiên họp bất thƣờng theo yêu cầu của một quốc gia thành viên với nhiệm vụ chủ yếu là: thực hiện các trách nhiệm đƣợc giao theo Hiệp định hoặc do các quốc gia thành viên giao; tƣ vấn cho các quốc gia thành viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hiệp định ADA và thực hiện mục tiêu của Hiệp định.
Hoạt động của Uỷ ban này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực thi Hiệp định một cách chính xác và thống nhất bởi các quốc gia thành viên thông qua cơ chế báo cáo ngay lập tức về sự việc. Theo đó, các quốc gia thành viên phải báo cáo ngay cho Uỷ ban tất cả các biện pháp chống bán phá giá tạm thời hay chính thức mà mình áp dụng; báo cáo định kỳ 06 tháng cho Uỷ ban về những biện pháp chống bán phá giá mà mình đã thực hiện; về thủ tục điều tra chống bán phá giá và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động này.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Cơ quan giải quyết Tranh chấp (DSB) của WTO chúng ta cần đặc biệt lƣu ý một số vấn đề nhƣ:
+ Chủ thể tham gia quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO là các thành viên của WTO. Vì vậy, mặc dù khởi nguồn của các tranh chấp liên quan đến biện pháp chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO thƣờng là những bất đồng về lợi ích giữa chủ thể tƣ (nhà sản xuất nƣớc ngoài và ngành sản xuất nội địa của nƣớc nhập khẩu) nhƣng chỉ quốc gia mới đƣợc quyền tham gia vào các thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, khởi kiện, bào chữa, trả lời, trình bày, khiếu nại. Tuy nhiên vì quốc gia tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp thông qua đại diện của mình mà WTO lại không quy định về thành phần của đoàn đại diện này nên các quốc gia có thể cho phép đại diện của ngành sản xuất liên quan nƣớc mình tham gia vào đoàn đại diện này. Ngoài ra, ngành sản xuất liên quan còn có thể gián tiếp tham gia vào quá trình này
thông qua các bản khai ngắn gọn nộp cho Ban hội thẩm trong quá trình giải quyết tranh chấp của Ban này;
+ Các vấn đề ƣu tiên áp dụng đối với các quốc gia đang phát triển nhƣ sự “chiếu cố đặc biệt đến các tình hình đặc thù” của các nƣớc đang phát triển