Tự do hóa mậu dịch dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 27)

pháp chống bán phá giá

- Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa mậu dịch ngày càng trở lên phổ biến, việc từng bƣớc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan là không thể tránh khỏi khiến cho các nƣớc phải ngừng áp dụng các biện pháp chế tài đơn

phƣơng để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Một trong những kết quả của việc mở cửa thị trƣờng chính là sự cạnh tranh lành mạnh và nền kinh tế nhờ quy mô lớn đã đem lại hiệu quả. Nhƣng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu có thể làm thiệt hại đến ngành sản xuất trong nƣớc. Chính vì vậy, biện pháp chống bán phá giá có thể đƣợc coi là “biện pháp bảo hộ có chỉ đạo”, đƣợc các quốc gia thành viên WTO thừa nhận, sử dụng các thủ tục pháp lý và các lập luận kinh tế không rõ ràng nhằm gây nhầm lẫn và thanh minh cho việc bảo hộ cho ngành công nghiệp nội địa của nƣớc mình. Nói cách khác, chống bán phá giá là một rào cản phi thuế quan cho phép nhóm các nhà sản xuất giành đƣợc sự bảo hộ, thậm chí trong khi các chính sách thƣơng mại quốc gia tổng thể đang hƣớng về thƣơng mại tự do.

- Bản thân các ngành công nghiệp nội địa đã ngày càng nhận thức đƣợc vai trò và hiệu quả của các biện pháp “bảo hộ hợp pháp” này, nhất là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp… trong thƣơng mại quốc tế trong việc giúp họ bảo hộ sản xuất trong nƣớc.

- Ngoài ra, các vụ kiện chống bán phá giá đem lại thuế suất cao hơn so với các vụ kiện chống trợ cấp.

- Bên cạnh đó, việc tăng thâm hụt thƣơng mại đã dấy lên khuynh hƣớng gây sức ép bảo hộ trong các nƣớc nhập khẩu. Tờ Dân tộc (Thái Lan) ngày 20/5/2002 đã dẫn lời ông Supachai Panitchpakdi, Tổng giám đốc WTO với BBC rằng: Các nƣớc phát triển đang đi ngƣợc điều mà họ vẫn thuyết giáo, đặc biệt là chính sách ngày càng tăng của Hoa Kỳ. Điều này làm xói mòn long tin của các nƣớc đang phát triển trong hợp tác tự do hóa thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 27)