- Nguyên tắc quyết định áp thuế
Khi đã có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định về hai vấn đề:
+ Có áp đặt thuế chống bán phá giá hay không? điều này cho thấy ngay cả khi có đầy đủ các điều kiện để áp đặt một mức thuế chống bán phá giá, nhƣng cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu vẫn có thể không ra quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá.
+ Trong mọi trƣờng hợp, mức thuế chống bán phá giá không đƣợc cao hơn biên độ phá giá tính toán. Theo quy định tại Điều 9.1 của ADA thì WTO khuyến khích các nƣớc nhập khẩu áp đặt mức thuế thấp hơn biên độ bán phá giá nếu mức thuế này đã đủ để loại bỏ thiệt hại.
Việc áp dụng thuế thống bán phá giá phải đƣợc thực hiện trên nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu liên quan từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây thiệt hại thử các nguồn đã có cam kết về giá.
- Hiệu lực của thuế chống bán phá giá
+ Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá đƣợc áp dụng để ngăn chặn việc bán phá giá và loại bỏ các thiệt hại do việc bán phá giá gây ra. Vì vậy, thuế này sẽ đƣợc duy trì cho đến khi nào việc ngăn chặn và loại bỏ thiệt hại do việc bán phá giá gây ra không còn cần thiết nữa. Tuy nhiên, trong mọi trƣờng hợp, ADA qui định thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt sau 5 năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức đƣợc ban hành hoặc kể từ lần rà soát lại gần nhất (với điều kiện lần rà soát đó đƣợc tiến
hành trên cả hai nội dung: bán phá giá và thiệt hại) trừ khi cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu sau khi tiến hành rà soát đi đến kết luận là việc bán phá giá gây thiệt hại có nhiều khả năng tiếp tục duy trì hoặc tái diễn nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực.
+ Vấn đề truy thu thuế chống bán phá giá hay còn gọi là hồi tố, thực chất là việc truy thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào nƣớc nhập khẩu trƣớc thời điểm quyết định áp đặt thuế đƣợc ban hành. Theo quy định tại Điều 10 “Truy thu thuế” thì nguyên tắc chung là thuế chống bán phá giá không áp dụng hồi tố, trừ một số ngoại lệ có điều kiện. Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chỉ có thể có hiệu lực hồi tố trong trƣờng hợp thiệt hại do việc bán phá giá gây ra đƣợc xác định là thiệt hại từ thực tế chứ không phải là nguy cơ thiệt hại hay chỉ là cản trở sự hình thành của một ngành sản xuất nội địa. Nếu là nguy cơ thiệt hại thì chỉ có thể áp dụng hồi tố thuế này khi chứng minh đƣợc rằng trên thực tế nếu không có các biện pháp tạm thời thì đã có thiệt hại thực tế xảy ra. Qui định này của ADA phù hợp với bản chất của việc đánh thuế là nhằm loại bỏ thiệt hại.
2.1.4. Rà soát
- Rà soát (Review) đƣợc xem là một thủ tục trong quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá. Thông qua thủ tục rà soát, quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có thể đƣợc xem xét lại. Việc rà soát lại có thể dẫn tới việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá trƣớc thời hạn hoặc tiếp tục áp đặt thuế cho đến hết thời hạn 5 năm hoặc kéo dài thời hạn áp dụng thuế này thêm 5 năm nữa để thực hiện nguyên tắc chỉ duy trì thuế chống bán phá giá khi thuế này còn cần thiết.
ADA quy định hai trƣờng hợp rà soát lại quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá đó là:
+ Rà soát lại trong thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức;
+ Rà soát lại ngay trƣớc khi hết thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức, thƣờng đƣợc biết đến dƣới tên "rà soát hoàng hôn" (Sunset reveiw). Các quá trình rà soát này cũng đƣợc áp dụng cho các thoả thuận cam kết về giá thực hiện giữa nƣớc nhập khẩu và các nhà nhập khẩu liên quan.
- Khi rà soát lại, việc điều tra đƣợc tiến hành trên cơ sở các phân tích về các chi tiết trong tƣơng lai chứ không phải là sự kiện hiện tại, điều này khác với quá trình chống bán phá giá ban đầu theo đó các kết luận đều căn cứ vào các số liệu, sự kiện thực tế xảy ra trong quá trình điều tra. Vì thế, ngay cả khi vào thời điểm tiến hành rà soát lại không còn hiện tƣợng chống bán phá giá và/hoặc thiệt hại, cơ quan có thẩm quyền cũng chƣa thể kết luận ngay việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá bởi tình trạng không có hiện tƣợng chống bán phá giá hoặc không có thiệt hại có thể là do tác động của việc áp dụng thuế chống bán phá giá và nếu thuế này không đƣợc áp dụng nữa thì sẽ lại phát sinh hiện tƣợng chống bán phá giá hoặc thiệt hại.
Rà soát trong thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá đƣợc thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu tiến hành nếu cơ quan này thấy cần thiết hoặc nếu các bên liên quan có yêu cầu và cung cấp những thông tin mà cơ quan này cho là đủ cơ sở để tiến hành rà soát lại. Tuy nhiên, nếu việc rà soát đƣợc tiến hành theo yêu cầu của các bên liên quan thì cần phải đáp ứng các điều kiện về thời gian và nội dung dƣới đây:
+ Điều kiện về thời gian: Việc rà soát này chỉ có thể tiến hành sau một khoảng thời gian hợp lý kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức theo qui định cụ thể của nƣớc xuất khẩu.
+ Điều kiện về nội dung: Các bên liên quan khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành rà soát lại có thể yêu cầu cơ quan này tiến hành rà soát 1 trong 3 nội dung đó là việc tiếp tục áp đặt thuế có cần thiết để đền bù cho việc chống bán phá giá không? liệu thiệt hại có khả năng tiếp tục xảy ra hoặc tái xuất hiện nếu chấm dứt việc áp thuế này hoặc thay đổi mức thuế không? Hoặc cả hai nội dung trên.
Sau khi tiến hành rà soát lại, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra một quyết định. Nếu cơ quan này ra quyết định theo đó việc áp dụng thuế chống bán phá giá không còn cần thiết nữa thì việc áp đặt thuế sẽ chấm dứt ngay sau khi có quyết định này mà không cần chờ đến hết thời hạn 5 năm.
Trƣờng hợp rà soát ngay trƣớc khi hết thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá (rà soát hoàng hôn - sunset review) đƣợc tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền ngay trƣớc khi hết thời hạn 5 năm nói trên theo sáng kiến của chính cơ quan đó hoặc trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất nội địa hoặc của đại diện ngành này. Nếu cơ quan có thẩm quyền, sau khi tiến hành rà soát lại, kết luận rằng việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá khi hết hạn 5 năm nói trên có thể dẫn tới sự tiếp tục hoặc tái phát sinh hiện tƣợng bán phá giá và thiệt hại thì cơ quan có thể ra quyết định tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá. Khi đó thời hạn 5 năm áp dụng thuế chống bán phá giá lại đƣợc tính bắt đầu từ ngày có quyết định này.