Giá trị thông thƣờng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 38)

Theo quy định tại Điều 2.1 ADA, Giá trị thông thƣờng (giá TTT) là “…giá có thể so sánh đƣợc của sản phẩm tƣơng tự đƣợc tiêu dùng tại nƣớc xuất khẩu theo các điều kiện thƣơng mại thông thƣờng.” Tức là giá bán sản phẩm tƣơng tự với sản phẩm đang bị điều tra tại thị trƣờng nội địa của nƣớc xuất khẩu.

Có ba cách xác định giá TTT (áp dụng với các điều kiện cụ thể) đó là: xác định theo giá bán của SPTT tại nƣớc xuất khẩu; xác định theo giá bán của

SPTT từ nƣớc xuất khẩu liên quan sang thị trƣờng một nƣớc thứ ba; xác định theo trị giá tính toán (constructed normal value).

Cách 1: Cách tính giá TTT chuẩn, theo đó giá TT đƣợc xác định là giá mà sản phẩm tƣơng tự (SPTT) với sản phẩm bị điều tra tại thị trƣờng nội địa nƣớc xuất khẩu. Trƣờng hợp nhà sản xuất và nhà phân phối tại nƣớc xuất khẩu có quan hệ phụ thuộc với nhau (và do đó giá bán sản phẩm của nhà sản xuất cho nhà phân phối có thể thấp hơn bình thƣờng) thì cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu có thể quyết định lấy giá bán của nhà phân phối cho ngƣời mua độc lập đầu tiên làm giá TT.

Đây là cách tính đƣợc ƣu tiên xem xét áp dụng trƣớc trong tất cả các trƣờng hợp. Tuy nhiên, cách tính này chỉ đƣợc áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện: SPTT đƣợc bán tại nƣớc xuất khẩu trong điều kiện thƣơng mại bình thƣờng; và SPTT phải đƣợc bán tại nƣớc xuất khẩu với số lƣợng đáng kể (không thấp hơn 5% số lƣợng sản phẩm bị điều tra xuất sang nƣớc nhập khẩu).

Cách thức tính giá trị thông thƣờng này có thể không đƣợc áp dụng nếu nƣớc xuất khẩu là nƣớc có nền kinh tế phi thị trƣờng. Các qui định của WTO về chống bán phá giá không trực tiếp đề cập đến vấn đề nền kinh tế phi thị trƣờng. Tuy nhiên, Điều VI GATT 1994 cho rằng trong trƣờng hợp hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá đƣợc nhập khẩu từ một nƣớc nơi chính phủ có độc quyền hay gần nhƣ độc quyền về thƣơng mại và nhà nƣớc ấn định toàn bộ giá cả nội địa, việc so sánh giá XK với giá tại thị trƣởng nội địa nƣớc xuất khẩu có thể là không phù hợp. Qui định này thực tế cho phép cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu bỏ qua các cách thức tính giá thông thƣờng nêu tại ADA và tự mình xác định một cách thức tính mà mình cho là hợp lý (vì ADA không ấn định cách thức tính thay thế). Thƣờng thì trong những trƣờng hợp

nhƣ thế này, cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu, sau khi kết luận rằng nƣớc xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trƣờng, có thể sẽ bỏ qua các số liệu về chi phí, giá cả nội địa nƣớc xuất khẩu và chọn một nƣớc thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc các chi phí sản xuất sản phẩm tại nƣớc này) để tính giá TT của sản phẩm đang điều tra. Nói cách khác, biên độ bán phá giá sẽ đƣợc tính trên cơ sở so sánh giữa giá XK sản phẩm với giá thông thƣờng tính theo giá trị tại nƣớc thứ ba thay thế.

Việc sử dụng giá cả tại một nƣớc thứ ba thay thế khi xác định giá trị thông thƣờng của hàng hóa nhập khẩu từ một nƣớc có nền kinh tế phi thị trƣờng có thể đem đến nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan, ví dụ:

- Cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu có quyền tự do lựa chọn một nƣớc thứ ba thay thế và giá cả ở nƣớc này có thể khác xa giá cả tại nƣớc xuất khẩu do có các điều kiện, hoàn cảnh thƣơng mại khác nhau;

- Rất có thể các nhà sản xuất SPTT tại nƣớc thứ ba đƣợc lựa chọn là những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất, xuất khẩu đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá XK với giá TT (biên độ phá giá) bất lợi cho những nhà sản xuất, xuất khẩu của nƣớc xuất khẩu liên quan.

Cách tính giá TTT ngoài cách tính chuẩn: việc tính giá trị thông thƣờng trên cơ sở giá bán của sản phẩm tƣơng tự (giá TTT xác định theo cách tính chuẩn) tại thị trƣờng nội địa không đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp nhƣ: SPTT không đƣợc bán trên thị trƣờng nội địa nƣớc XK trong điều kiện thƣơng mại thông thƣờng; hoặc tình trạng thị trƣờng đặc biệt hoặc SPTT đƣợc bán tại thị trƣờng nội địa của nƣớc XK với khối lƣợng không đáng kể (thấp hơn 5% số lƣợng sản phẩm bán sang thị trƣờng nƣớc nhập khẩu liên quan),

trong những trƣờng hợp nhƣ thế này, giá TTT có thể đƣợc tính theo một trong hai cách:

Cách 2: Giá TTT = Giá bán của SPTT sang một nƣớc thứ ba thích hợp với điều kiện là mức giá này có thể so sánh đƣợc và phải mang tính đại diện;

Cách 3: Giá TTT = Giá thành sản xuất + các chi phí (gồm chi phí bán hàng, quản trị, chung) + Lợi nhuận.

Hai cách tính giá TTT nêu trên có thể không đƣợc áp dụng nếu nƣớc xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 38)