- Kết luận cuối cùng: Ngày 30/11/2004, MOFCOM ra thông báo số
3.2.1. Một số đề xuất cho việc hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá
thuật liên quan đến việc tính biên độ phá giá, ví dụ: xử lý các biên độ phá giá âm, xác định giá trị thông thƣờng khi không có lƣợng hàng bán nội địa đủ tính đại diện.
Vụ khăn lanh trải giƣờng cũng hết sức nhạy cảm về mặt chính trị bởi trong đó có sự can thiệp của quy trình xử lý tranh chấp của WTO vào biện pháp chống bán phá giá của các quốc gia. Vụ việc này cho thấy khả năng của các quốc gia thành viên WTO trong việc hành động và bảo vệ ngành sản xuất của mình vƣợt ra khỏi khuôn khổ một vụ điều tra chống bán phá giá mang tính hành chính bằng cách kiện trực tiếp biện pháp thuế chống bán phá giá ra một hệ thống giải quyết tranh chấp đa biên. Đây là một minh chứng cho thấy hệ thống giải quyết tranh chấp trong WTO có thể là một công cụ hữu hiệu đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển để chống lại những biện pháp chống bán phá giá mà các nƣớc thành viên đang phát triển của WTO áp đặt theo cách thức vi phạm các cam kết quốc tế mà họ đã tham gia. Từ góc độ này, có thể thấy là nhận thức của DSB - cơ quan giải quyết tranh chấp về quyền của các quốc gia đang phát triển đƣợc hƣởng một sự đối xử đặc biệt và khác biệt nhƣ quy định tại Điều 15 ADA có thể đƣợc xem nhƣ một bƣớc ngoặt đánh dấu quá trình thực thi cụ thể của các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nƣớc đang phát triển trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO.
3.2. Một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá phá giá và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá
3.2.1. Một số đề xuất cho việc hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá chống bán phá giá
Từ những phân tích và đánh giá trên đây, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá nhƣ sau:
- Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện các quy quy định về chống bán phá giá của Việt Nam bảo đảm sự tƣơng thích với pháp luật chống bán phá giá của WTO nhƣ khái niện về bán phá giá, thống nhất sử dụng thuật ngữ “giá trị thông thƣờng”, điều kiện áp dụng biên pháp chống bán phá giá…(đã đƣợc phân tích trong chƣơng 2).
- Thứ hai: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hƣớng hài hòa với các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng các tiêu chí của nền kinh tế thị trƣờng.
Để giải quyết tốt các vụ kiện chống bán phá giá thì ngoài việc hoàn thiện chế định pháp luật của Việt Nam về chống bán phá giá theo chuẩn mực của WTO còn đòi hỏi phải hoàn thiện cả hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến các lĩnh vực đầu tƣ, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng theo hƣớng hài hòa với các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trong các lĩnh vực này. Muốn vậy chúng ta phải thực hiện hàng loạt các biện pháp có tính chất vĩ mô nhƣ:
+ Thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế giữa chính phủ Việt Nam với các Chính phủ nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế nhƣ IMF, WB, ADB trong việc cải các kinh tế và cải các thể chế, pháp luật Việt Nam liên quan đến lĩnh vực này.
+ Vấn đề ME hay NME sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả của vụ kiện chống bán phá giá. Nhƣng việc chứng minh nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam phần lớn sẽ đƣợc dựa trên hệ thống pháp luật và chính sách của ta. Bởi lẽ các tiêu chí để đánh giá liệu một nền kinh tế có phải là nền kinh tế thị trƣờng hay không của các nƣớc nhƣ Hòa Kỳ, EU Canada, Australia, Liên
minh Châu Âu… đều dựa trên các quy định pháp luật cụ thể của Việt Nam nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nền kinh tế trong nƣớc, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hài hòa với các quy định của pháp luật quốc tế và phù hợp với các thông lệ thƣơng mại quốc tế.
+ Các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách cần phải hiểu biết sâu rộng về các quy định của WTO và các tổ chức quốc tế khác nhƣ WB, IMF, ADB: về những chính sách đƣợc coi là trợ cấp hoặc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có những kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định pháp luật của ta. Ví dụ, có những quy định đƣợc coi là khuyến khích trong lĩnh vực đầu tƣ nhƣng lại bị coi là sự can thiệp của chính phủ vào việc đƣa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ quy định về tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
+ Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế thị trƣờng trong vụ việc chống bán phá giá, qua đó đƣa ra những giải pháp và những yêu cầu cho thực tiễn, những yêu cầu và giải pháp này cần sớm đƣợc đƣa vào thực hiện. Việc nghiên cứu này cần đi sâu vào việc phân tích phƣơng đánh giá xem xét của cơ quan điều tra về các vấn đề nào đƣợc coi là phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng cách thức yêu cầu, những lập luật bảo vệ cũng nhƣ những phản bác và quan niệm của những cơ quan điều tra này. Nghiên cứu cũng chỉ cần chỉ ra rằng những yêu cầu nào sẽ đƣợc thực hiện trong việc chứng minh nền kinh tế thị trƣờng trong vụ việc chứng minh ngành công nghiệp hoạt động theo định hƣớng thị trƣờng. Thông qua đó, các cơ quan liên quan có những thông tin, tƣ liệu cần thiết để tiến hành rà soát, xem xét và đƣa ra những kiến nghị sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực mình quản lý.
+ Mời các chuyên gia luật pháp nƣớc ngoài và luật sƣ Việt Nam chuyên sâu về luật kinh tế quốc tế tham gia các diễn đàn trao đổi hoặc tƣ vấn, hỗ trợ ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng đầy đủ và hợp lý các tiêu chí đánh giá của các cơ quan điều tra. Vấn đề này cũng xin đƣợc đề xuất nhƣ là một giải pháp lựa chọn khác cho các cơ quan ban hành chính sách, luật pháp của Việt Nam trong công tác chứng minh bảo vệ lập luận nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Từ đó tạo nên tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo cơ sở và điều kiện cho việc thực hiện trên thực tế các quy định của pháp luật về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cũng nhƣ ứng phó với các vụ kiện bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới.