Tác động tới các hoạt động thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 31)

Khi một cuộc điều tra bán phá giá đƣợc tiến hành thì ngay lập tức nó sẽ gây ra sự bất ổn đối với các mặt hàng xuất khẩu bị điều tra bán phá giá của những nƣớc nằm trong danh sách điều tra. Để tránh rủi ro về mức thuế chống bán phá giá cao, yêu cầu về ký quỹ, nguồn cung cấp không ổn định, các nhà nhập khẩu có thể chuyển sang các nguồn cung cấp khác. Do vậy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó sẽ bị sụt giảm, dòng thƣơng mại sẽ chuyển dịch sang các thị trƣờng khác. Thông thƣờng, các cuộc điều tra sẽ kéo dài khoảng 12-18 tháng và ngay cả trong trƣờng hợp tại kết luận cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền đƣa ra kết luận là không có bán phá giá, hoặc biên độ phá giá không đáng kể, hoặc là không có thiệt hại và cũng không gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa, thì vào thời điểm đó, các nhà sản xuất/xuất khẩu nƣớc ngoài đã phải chịu khá nhiều thiệt hại liên quan đến chiến lƣợc đầu tƣ, vay vốn ngân hàng, các thủ tục chứng minh và việc duy trì dòng thƣơng mại

(của mặt hàng bị kiện) liên tục, có tính ổn định cao sẽ phải đối mặt với sự bất ổn định mà kéo theo đó là khả năng bị mất thị trƣờng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng chịu tác động nhiều hơn vẫn là các nƣớc đang phát triển và/hoặc có nền kinh tế chuyển đổi với lợi thế về tài nguyên và nhân công rẻ dễ bị tấn công và dễ bị tổn thƣơng hơn so với các nƣớc phát triển trong thời gian qua. Các vụ kiện và các biện pháp chống bán giá trong thời gian qua thƣờng đƣợc áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu nhƣ: sản phẩm kim loại, hóa chất, máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt, nhựa và hàng nông sản. Những sản phẩm này đều là những sản phẩm quan trọng và có lợi thế cạnh tranh của các nƣớc đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế.

Theo số liệu thống kê của WTO về các nhóm sản phẩm là đối tƣợng bị điều tra bán phá giá trong những năm vừa qua, các sản phẩm này có thể chia thành 4 nhóm ngành công nghiệp nhƣ sau:

(i) Nhóm ngành sử dụng nhiều lao động; (ii) Nhóm ngành sử dụng nhiều tài nguyên; (iii) Nhóm ngành có hàm lƣợng khoa học cao; (iv) Nhóm ngành khác.

Nhƣ vậy, nhóm ngành sử dụng nhiều tài nguyên là đối tƣợng bị kiện bán phá giá nhiều nhất và có xu hƣớng tăng dần, từ 40% số lƣợng vụ kiện những năm 1980 lên 75% số các vụ kiện điều tra thời kỳ 2000 - 2004. Đây chính là nhóm ngành mà các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam có lợi thế so sánh về tài nguyên, chí phí và các hàng xuất khẩu chính nhƣ: sản phẩm khai khoáng, gỗ, bột giấy, kính, gốm sứ, kim loại. Bên cạnh đó, nhóm ngành sử dụng nhiều lao động cũng là đối tƣợng bị điều tra ngày càng nhiều

từ dƣới 10% những năm 1990 lên gần 15% thời kỳ từ 2000-2004. Ngƣợc lại với xu hƣớng trên thì nhóm ngành có hàm lƣợng khoa học và giá trị gia tăng lại có xu hƣớng giảm dần các vụ điều tra, từ 40% đã giảm xuống dƣới 10% trong 5 năm qua, đặc biệt từ năm 2000-2004, [13, tr 8-9].

Tuy không phải chịu những tác động mạnh nhƣ các nƣớc đang phát triển trong trận chiến chống bán phá giá nhƣng các nƣớc công nghiệp phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, EU, Nhật cũng chịu những ảnh hƣởng không nhỏ.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)