Theo tinh thần quy định tại Điều 3.1, ADA thì việc xác định thiệt hại nhằm thực thi Điều VI của GATT 1994 phải đƣợc tiến hành dựa trên hai khía cạnh:
Một là: khối lƣợng sản phẩm nhập khẩu đƣợc bán phá giá và ảnh hƣởng của việc này đến giá của sản phẩm tƣơng tự tại thị trƣờng nội địa nƣớc nhập khẩu. Cụ thể:
Về khối lƣợng sản phẩm nhập khẩu bị điều tra, cơ quan điều tra phải xem xét xem trên thực tế có sự tăng đáng kể (tuyệt đối hoặc tƣơng đối) của hàng nhập khẩu bán phá giá so với mức sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng tại nƣớc nhập khẩu hay không. Theo Điều 5.8, ADA thì sẽ đƣợc coi là không đáng kể nếu khối lƣợng sản phẩm nhập khẩu đƣợc bán phá giá từ một nƣớc xuất khẩu ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm này của nƣớc nhập khẩu, trừ trƣờng hợp sản phẩm nhập khẩu từ mỗi nƣớc thấp hơn 3% nhƣng tổng của các nƣớc lại chiếm trên 7% thì sẽ bị coi là khối lƣợng đáng kể.
Về tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá đối với giá của SPTT tại thị trƣờng nƣớc nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét trên hai khía cạnh:
- Hàng nhập khẩu bán phá giá có phải là đã đƣợc bán với giá thấp hơn một cách đáng kể so với giá của SPTT tại thị trƣờng nƣớc nhập khẩu hay không; hoặc
- Việc hàng nhập khẩu bán phá giá đó có đúng là đã làm giảm giá của SPTT trên thị trƣờng nƣớc nhập khẩu ở mức đáng kể hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể hay không, điều mà lẽ ra sẽ không xảy ra nếu không bán phá giá hàng nhập đó.
Hai là: hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất các sản phẩm này của nƣớc nhập khẩu. Vấn đề này đƣợc xem xét trên một loạt các nhân tố khác nhau của ngành sản xuất đó và những thiệt hại của ngành sản xuất cũng có thể đƣợc xem xét ở nhiều dạng khác nhau.
Thiệt hại đƣợc xem xét trong quá trình xác định thiệt hại do việc bán phá giá hàng nhập khẩu liên quan gây ra bao gồm ba loại: thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa của nƣớc nhập khẩu (thiệt hại thực tế); nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể đối với một ngành sản xuất nội địa, thiệt hại trong tƣơng lai/nguy cơ thiệt hại; hoặc ngăn cản việc hình thành một ngành sản xuất trong nƣớc.
Mức độ của các thiệt hại đƣợc xem xét đến trong điều tra chống bán phá giá chỉ mang tính tƣơng đối: thiệt hại đáng kể (khác với loại thiệt hại đƣợc xem xét trong điều tra áp dụng biện pháp tự vệ: thiệt hại nghiêm trọng).
Tuy nhiên, ADA không định nghĩa thế nào là một "thiệt hại đáng kể" và trao quyền quyết định về vấn đề này cho các quốc gia, các quốc gia đƣợc toàn quyết quyết định khi nào thì một thiệt hại là đáng kể, khi nào thì thiệt hại là không đáng kể.