Khi xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá và trong trƣờng hợp biện pháp chống bán phá giá đƣợc áp dụng (thuế theo tỷ lệ phần trăm và thƣờng cao hơn nhiều lần so với mức thuế tối huệ quốc) làm cho giá trong nƣớc của sản phẩm tăng lên, giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nƣớc. Các nhà sản xuất trong nƣớc đƣợc hƣởng lợi khi giá trị thặng dƣ của họ đƣợc gia tăng. Nhƣ vậy, các mặt hàng xuất khẩu là đối tƣợng của biện pháp chống bán phá giá sẽ giảm sức cạnh tranh so với các mặt hàng tƣơng tự từ các nƣớc không bị kiện (do hàng rào thuế quan đƣợc nâng lên). Tuy nhiên, sự chệch hƣớng thƣơng mại lại có lợi cho nƣớc xuất khẩu do nƣớc nhập khẩu sẽ thu thêm đƣợc một khoản thuế từ biện pháp chống bán phá giá mà nƣớc này áp dụng. Nhƣ vậy, sự chệch hƣớng thƣơng mại có thể có đối với hoạt động thƣơng mại hàng hóa khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, xét trên khía cạnh tích cực là khả năng tăng cƣờng thị phần của mặt hàng tƣơng tự đƣợc sản xuất trong nƣớc so với mặt hàng nhập khẩu đó.
Tóm lại, xét về tổng thể, biện pháp chống bán phá giá chỉ có ý nghĩa và tác dụng tích cực đối với hoạt động thƣơng mại hàng hóa quốc tế khi đƣợc sử dụng đúng mức, công bằng, minh bạch và khách quan. Vì vậy, bất cứ sự lạm dụng nào đối với biện pháp chống bán phá giá cũng có tác động tiêu cực đối với thƣơng mại hoàng hóa quốc tế nói chung cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời tiêu dùng tại nƣớc khởi kiện nói chung.
Chƣơng 2