Theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá của WTO và một số nƣớc nhƣ Hoa Kỳ, EU, Canada…, trong trƣờng hợp số lƣợng sản phẩm nhập khẩu từ một nƣớc thấp hơn 3% tổng số lƣợng sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc khác trên thế giới thì đơn khởi kiện sẽ bị bác bỏ và vụ kiện đƣợc chấm dứt. Vì số lƣợng “không đáng kể” này không thể là nguyên nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa nƣớc nhập khẩu [ 1, Đ 5.8].
Nhƣ vậy, khi số lƣợng sản phẩm nào đó của một nƣớc xuất khẩu cao hơn 3% thì đó sẽ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để ngành công nghiệp nội địa khởi kiện.
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật chống bán phá giá nêu trên còn cho phép cộng gộp thị phần xuất khẩu của các nƣớc cùng xuất khẩu sản phẩm bị kiện vào nƣớc nhập khẩu. Điều đó đã giúp cho các ngành công nghiệp nội địa có thêm cơ hội trong việc chứng minh hàng nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa của họ. Bằng phƣơng pháp này các cơ quan điều tra sẽ cộng tất cả các hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự từ tất cả các nƣớc bị điều tra để đánh giá tác động gộp đối với ngành sản xuất nội địa. Mặc dù quy định này đã đƣợc hợp pháp hóa trong WTO nhƣng đây vẫn là một vấn đề lớn trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng phƣơng pháp cộng dồn đã đem đến lợi thế đáng kể cho các quyết định khẳng định có thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Theo các nghiên cứu của cơ sở dữ liệu chống bán phá giá WTO về việc điều tra của Hoa Kỳ, cộng dồn đã làm thay đổi kết quả từ phủ định sang khẳng định trong phần lớn vụ kiện. Một phân tích về các vụ kiện chống bán phá giá của EU đã cho thấy rằng có một sự thay đổi mạnh mẽ trong các kết luận của vụ điều tra về thiệt hại và các quyết định kết luận là có thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa EU đã nâng lên rất cao.
Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy các vụ kiện chống bán phá giá thƣờng đem lại nhiều lợi thế hơn so với vụ việc chống trợ cấp nhƣ thuế suất thƣờng cao hơn; thời hạn áp dụng dài hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia thì thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá thƣờng kéo dài từ 10 đến 20 năm hoặc là vô thời hạn, có nhiều khả năng điều chỉnh luật lệ hơn; sự phản hồi mang tính ngoại giao yếu hơn và có thể đạt đƣợc kết quả khả quan khi các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nền kinh tế phi thị trƣờng.
Các chuyên gia pháp lý còn cho rằng luật pháp về chống bán giá là một trong những phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thƣơng mại quốc tế. Một số vấn đề nhƣ trả lời các câu hỏi, điều tra, thẩm tra tại chỗ, phƣơng pháp tính giá, sử dụng thông tin có sẵn, xem xét lại theo thủ tục hành chính, quy định về nền kinh tế phi thị trƣờng, gánh nặng của nghĩa vụ chứng minh của bên bị khởi kiện… đã làm cho tính chất của một vụ kiện rất phức tạp, thời gian giải quyết vụ kiện thƣờng kéo dài và thời hạn áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá cho sản phẩm bị kiện thƣờng là vô thời hạn.
Có lẽ chỉ có các bên có lợi ích liên quan nhƣ ngành công nghiệp nội địa là ƣa thích sự phức tạp của hệ thống pháp luật này vì nhƣ thế vô hình chung đã tạo thêm gánh nặng nghĩa vụ chứng minh lên vai của các nhà sản xuất và xuất khẩu nƣớc ngoài, từ đó tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh và làm suy yếu đi khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất/xuất khẩu nƣớc ngoài.