- Chủ thể đƣợc quyền yêu cầu điều tra: theo quy định tại Điều 5.1 và 5.6 ADA thì cuộc điều tra về bán phá giá chỉ đƣợc tiến hành khi có một trong
hai điều kiện: một là đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nƣớc của nƣớc nhập khẩu hoặc chủ thể nhân danh cho ngành sản xuất trong nƣớc; hai là quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu (trong trƣờng hợp đặc biệt).
- Đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá của ngành sản xuất trong nƣớc phải đáp ứng các điều kiện liên quan đến các thông tin trong Đơn và các bằng chứng kèm theo nhƣ:
+ Thông tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn các mô tả về số lƣợng và giá trị sản phẩm do chủ thể nộp đơn sản xuất ra.
+ Nếu đơn đƣợc nộp nhân danh ngành sản xuất trong nƣớc thì phải nêu rõ tên của tất cả các nhà sản xuất nội địa sản xuất ra SPTT đƣợc biết đến (hoặc tên các hiệp hội các nhà sản xuất SPTT trong nƣớc), mô tả về số lƣợng và giá trị SPTT do các chủ thể đó sản xuất ra;
+ Thông tin mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên của nƣớc hoặc các nƣớc xuất khẩu hoặc xuất xứ của những sản phẩm đó; danh tính của mỗi nhà xuất khẩu hoặc sản xuất nƣớc ngoài đƣợc biết đến và danh sách các chủ thể nhập khẩu sản phẩm đó;
+ Thông tin về giá thông thƣờng (thông tin về giá bán SPTT tại thị trƣờng nƣớc xuất khẩu/xuất xứ hoặc thông tin về giá bán của SPTT từ nƣớc xuất khẩu/xuất xứ sang nƣớc thứ ba hoặc thông tin về trị giá tính toán);
+ Thông tin về giá xuất khẩu (hoặc thông tin về giá bán của sản phẩm liên quan cho ngƣời mua độc lập đầu tiên trên lãnh thổ nƣớc nhập khẩu);
+ Thông tin về sự gia tăng số 1ƣợng sản phẩm nhập khẩu bị nghi là bán phá giá; ảnh hƣởng của việc này đến giá của SPTT tại thị trƣờng nội địa nƣớc
nhập khẩu; ảnh hƣởng của việc này đối với ngành sản xuất nội địa (thể hiện qua các yếu tố thể hiện tình trạng của ngành sản xuất nội địa).
Các yêu cầu về bằng chứng có tính xác thực.
+Việc bán phá giá; và Thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nƣớc; và + Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại nói trên; - Theo qui định của ADA, cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu có quyền quyết định khởi xƣớng vụ điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu, tuy nhiên ngay cả trong trƣờng hợp này cũng phải đáp ứng đƣợc điều kiện về bằng chứng của: Việc bán phá giá; thiệt hại; mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại.
Trƣớc khi ra quyết định bắt đầu điều tra, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục:
+ Kiểm tra xem chủ thể nộp Đơn yêu cầu có đáp ứng các điều kiện về tính đại diện cho ngành sản xuất nội địa không. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không chấp nhận Đơn kiện nếu điều kiện về tính đại diện không đƣợc đảm bảo;
+ Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các bằng chứng để xem xét xem các bằng chứng đó có đủ để bắt đầu việc điều tra không.
Ngoài ra cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu có trách nhiệm phải thông báo về Đơn yêu cầu cho Chính phủ nƣớc xuất khẩu sản phẩm bị kiện. Cũng theo qui định tại ADA, trƣớc khi có quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu không đƣợc công khai cho các đối tƣợng khác các thông tin về Đơn kiện.
Trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm tạo cơ hội để các bên liên quan nhƣ: Nhà sản xuất, xuất khẩu nƣớc ngoài; nhà
nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra; hiệp hội ngành hàng mà đại đa số thành viên của nó là các chủ thể nói trên; Chính phủ nƣớc xuất khẩu; Nhà sản xuất các SPTT tại nƣớc nhập khẩu hoặc một hiệp hội ngành nghề mà đại đa số thành viên của nó là các chủ thể này; Các chủ thể khác (tuỳ theo qui định của mỗi quốc gia) cung cấp thông tin liên quan đến nội dung điều tra bán phá giá. - Các quyền cơ bản của các bên liên quan trong điều tra chống bán phá giá bao gồm:
+ Quyền đƣợc thông báo và đƣợc giải thích về các quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhƣ: Quyết định bắt đầu điều tra; Kết luận/quyết định sơ bộ; Kết luận/quyết định cuối cùng. Thông báo phải đi kèm với những thông tin liên quan và những lý do ban hành quyết định. Các nội dung tối thiểu của các thông báo này đƣợc nêu cụ thể trong ADA và mức độ chi tiết của chúng tăng dần cùng với tiến trình của cuộc điều tra.
+ Quyền đƣợc tiếp cận thông tin, quyền đƣợc bảo mật thông tin
Về thông tin mật và quyền đƣợc bảo mật thông tin trong quá trình tham gia điều tra chống bán phá giá, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, mỗi bên đều cần tiếp cận các thông tin mật của bên đối phƣơng. Trong khi đó, bản thân họ thì rất miễn cƣỡng khi phải đƣa ra những thông tin thuộc dạng bảo mật của mình. Vì vậy, ADA qui định những nguyên tắc cơ bản về vấn đề này nhằm đảm bảo một sự công bằng cho tất cả các bên trong việc tiếp cận thông tin đồng thời vẫn bảo vệ đƣợc các thông tin mật.
+ Các quyền tố tụng cơ bản khác nhƣ: quyền đƣợc thông báo về các thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; quyền đƣợc cung cấp các bằng chứng bằng văn bản, quyền đƣợc trực tiếp trình bày chứng cứ, lập luận tại các phiên điều trần, gặp gỡ các bên; quyền đƣợc bố trí phiên điều trần; Quyền
đƣợc thông báo trƣớc về các chứng cứ cơ bản mà Cơ quan có thẩm quyền sẽ sử dụng làm căn cứ ban hành quyết định cuối cùng.
Đây không chỉ là các quyền tố tụng có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền lợi của mỗi bên mà ở một chừng mực nhất định, sự vi phạm các quyền này từ phía các cơ quan có thẩm quyền có thể là cơ sở để các bên khiếu nại, phản đối các quyết định liên quan đến họ. Vì vậy, các bên cần lƣu ý xem cơ quan có thẩm quyển có đảm bảo đầy đủ các quyền này cho mình không.