CƠ SỞ THÚC ĐẨY HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 93)

LÀNG NGHỀ

Khung pháp lý cơ bản cho PPP trong làng nghề (danh mục đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan xem trong Phụ lục) hiện tại bao gồm chủ yếu các văn bản sau:

- Nghị định 53/2008-CP: Chính sách khuyến khích cơ sở cung ứng DV ngoài công lập;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Nghị định 108/2009/NĐ-CP về BOT, BTO, BT;

- Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo cơ chế đối tác công tư;

2.2.2.1 Chính sách khuyến khích xã hội hóa cung cấp dịch vụ công

Đã có nhiều chính sách khuyến khích tư nhân tham gia chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề. Điều 8, Khoản 2, Tiết a của Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập qui định Cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục có các hoạt động: dạy học; dạy nghề được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động. Ngoài ra

Điều 8 của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường còn qui định: Cơ sở thực hiện xã hội hóa mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo. Nghị định này cũng qui định: Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tham gia cung cấp các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội khi thụ hưởng các dịch vụ do cơ sở thực hiện xã hội hóa cung cấp.

Kết quả là đến nay cả nước đã có khoảng 2.500 cơ sở dạy nghề với 136 trường cao đẳng nghề, 307 trường trung cấp nghề, 849 trung tâm dạy nghề và hơn 1.000 cơ sở khác nhau tham gia dạy nghề với lực lượng giáo viên gần 50.000 người. Khoảng 65% số giáo viên trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề có trình độ kỹ năng nghề là giáo viên dạy thực hành. Các cơ sở dạy nghề đã tuyển mới được gần 1,35 triệu người học cao đẳng nghề, trung cấp nghề và hơn 6,85 triệu người học sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên20. Trong giai đoạn 2006-2009, cả nước đã hỗ trợ dạy nghề cho 1,36 triệu lao động. Riêng năm 2010, đã triển khai đặt hàng dạy nghề với khoảng 6.000 người; đã thí điểm cơ chế đặt hàng dạy nghề gắn với tạo việc làm, bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, với hơn 90% học viên tốt nghiệp có việc làm.

Nhiều nơi đã tích cực huy động các tổng công ty, tập đoàn lớn đặt hàng hoặc trực tiếp đào tạo nghề cho lao động nông thôn chuyển đổi công việc. Riêng đối với lao động thuộc các làng nghề, Tổng cục Dạy nghề cũng đã thí điểm kết hợp với Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức hơn 100 lớp đào tạo nghề. Nhờ kết hợp chặt chẽ với các DN, 80-90% học viên học xong đã có

việc làm, có thể nhận đơn hàng về làm hoặc làm tại các công ty với thu nhập khoảng 2 triệu đồng trở lên, thậm chí, có học viên thu nhập 6 triệu đồng/tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w