Vai trò của các bên tham gia hợp tác công tư trong làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 120)

a) Vai trò của khu vực công

Trong mối quan hệ đối tác công tư khu vực công có vai trò là người đưa ra luật và giám sát thực hiện, thể hiện ở những trách nhiệm cụ thể sau:

- Xác định nhu cầu phát triển và nhu cầu HTCS và dịch vụ công ở địa phương;

- Xác định dự án nào cần được ưu tiên dựa trên lợi ích mà chúng mang lại; - Lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp nhất sau khi đã so sánh tất cả các chi phí và lợi ích của các loại hình hợp đồng;

- Thiết lập thủ tục hành chính, pháp lý, tài chính để khởi động dự án hiệu quả, thực hiện hợp đồng và giảm thiểu chi phí;

- Xác định chức năng nhiệm vụ của cả hệ thống;

- Đảm bảo dịch vụ có thể tiếp cận đối với đại bộ phận người sử dụng; - Thương thảo với đối tác tư về chính sách giá cả;

- Xây dựng trình tự báo cáo và giám sát hiệu quả.

- Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của khu vực tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng dự án;

- Có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo dịch vụ được cung cấp đầy đủ, đều đặn, liên tục với giá cả chấp nhận được với đại bộ phận công chúng.

b) Vai trò của khu vực tư (nhà đầu tư/người được nhượng quyền/người được thuê quản lý)

Bổ sung thêm vốn cho xây dựng HTCS và cung cấp dịch vụ công; Đem lại hiệu quả sử dụng nguồn lực lớn hơn;

Đóng góp kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hiện, ví dụ đưa ra các giải pháp đổi mới, chất lượng cao;

Đem lại giá trị gia tăng cho người sử dụng và công chúng nói chung; Đề xuất các giải pháp tài trợ phù hợp nhất đối với khu vực công; Tối đa hóa hiệu quả hợp đồng từ khâu thiết kế đến khâu duy tu bảo dưỡng; Tối ưu hóa chính sách giá cả đồng thời cân bằng nhu cầu giữa lợi nhuận và nhu cầu cung cấp dịch vụ cho người dùng với chất lượng tối đa;

Gánh vác rủi ro liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình;

Đầu tư xây dựng HTCS, cung cấp dịch vụ công trong làng nghề theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và giá cả do khu vực công đặt ra;

Tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng và điều chỉnh dịch vụ cung cấp; Quản lý nguồn nhân lực tham gia PPP.

c) Vai trò của người sử dụng (hộ nghề, doanh nghiệp, người lao động trong làng nghề)

Người gây ô nhiễm có nghĩa vụ phải chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 120)