Khuyến nghị địa chỉ áp dụng chính sách và giải pháp thúc đẩy PPP trong phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 131)

trong phát triển làng nghề

Cấp trung ương:

Các cơ quan ban hành chính sách liên quan tạo khung pháp lý cho PPP hình thành và vận hành trong làng nghề: Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, cục HTX và phát triển nông thôn: hai đơn vị đầu mối được giao hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và chương trình NTM của Bộ Nông nghiệp & PTNT; Bộ Kế hoạch đầu tư.

Hiệp hội DN, liên hiệp HTX.

Cấp địa phương: (TP. Hà Nội)

UBND Thành phố, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT; Chính quyền địa phương (Quận, huyện, xã);

Các tổ chức phi chính phủ;

KẾT LUẬN

Kinh nghiệm chỉ ra rằng tất cả các nước thành công trong áp dụng PPP để cung cấp HTCS và dịch vụ công đều coi trọng nguyên tắc “Giá trị đồng tiền” trong khi cân nhắc dự án, “Minh bạch, công bằng” trong đấu thầu và đưa điều này vào luật.

Tại Việt Nam, hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO và BT đã có từ cách đây gần 20 năm. Tuy nhiên phần lớn các dự án này đã bị “biến dạng”, một số dự án phải chuyển sang dùng ngân sách của Nhà nước. Xu hướng của Chính phủ là trao các dự án BOT cho các doanh nghiệp quốc doanh (SOEs) trên cơ sở đàm phán, chứ không phải đấu thầu cạnh tranh. Các SOEs này còn dựa hoàn toàn vào bảo lãnh của Chính phủ để huy động vốn.

Nhà nước kỳ vọng các dự án BOT, BTO, BT sẽ có khả năng thu hút lượng vốn lớn, tuy nhiên thu hút đầu tư của tư nhân vào HTCS của Việt Nam còn hạn chế, quy mô chưa tới 10 tỷ USD, thấp hơn giá trị đầu tư của tư nhân vào CSHT của Lào. Nguyên nhân là do năng lực quản lý yếu kém, thiếu thể chế pháp luật, chưa có khung pháp lý phù hợp và cơ chế phân rõ lợi ích.

Trong phát triển làng nghề ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng tới nay hầu như chưa có dự án nào được đầu tư theo cơ chế PPP. Nhà nước có nhiều chính sách và chương trình, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, tuy nhiên các chương trình, dự án này sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ nghề và chỉ mang tính chất mô hình trình diễn, sau khi dự án kết thúc hầu hết khó nhân rộng, thậm chí không được tiếp tục áp dụng hay vận hành ở ngay tại nơi nó được trình diễn.

Thời gian qua nhiều chính sách đã được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phát triển làng nghề tuy nhiên rất nhiều chính sách chưa phát huy hết tác dụng, chưa đi vào cuộc sống. Doanh nghiệp, hộ nghề và người lao động trong làng nghề chưa biết đến và chưa tiếp cận được nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ. Chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP chưa đủ hấp dẫn. Việc thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào cung cấp dịch vụ công

trong làng nghề khó khăn do rất ít cơ sở SXKD trong làng nghề có khả năng trả phí dịch vụ.

Trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề đã có rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nhưng hầu hết không thành công, tuy nhiên vẫn có những điểm sáng về thu hút tư nhân và cộng đồng tham gia xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, đó là mô hình xây dựng và quản lý hệ thống xử lý nước thải ở CCN làng nghề Phùng Xá, đó là mô hình HTX thu gom rác thải, dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DN vừa và nhỏ với mô hình chuyển đổi công nghệ từ lò than sang lò gas trong sản xuất gốm sứ ở làng nghề Bát Tràng, hay dự án khí sinh học do chính phủ Hà Lan và một số tổ chức quốc tế tài trợ. Các mô hình này gợi ý rằng để DN, CSSX tham gia BVMT, cần lựa chọn và phát triển công nghệ vừa thân thiện môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời nhà nước cũng cần hỗ trợ vốn, công nghệ, và điều không kém phần quan trọng là phải đảm bảo sự công bằng trong thực thi pháp luật và chế tài đảm bảo sự công bằng đó.

Trong đào tạo nghề thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để đào tạo nghề cho lao động trong làng nghề, nhiều cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập đã được thành lập và tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng kết quả cũng chưa được như mong đợi.

Lĩnh vực có tiềm năng áp dụng PPP ở các làng nghề: cấp nước, thu gom rác thải, nước thải, xử lý nước thải, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, mặt bằng sản xuất, chợ/khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề.

Thực tế cho thấy nhu cầu hợp tác công tư trong làng nghề rất cao, cơ hội áp dụng PPP trong làng nghề cũng đã có. Tùy thuộc tính chất dự án và qui mô dự án có thể chọn lựa những hình thức PPP phù hợp, ví dụ hợp đồng quản lý, duy tu bảo dưỡng, cho thuê và nhượng quyền kinh doanh (Franchise). Đây là những loại hình dự án PPP mà sự tham gia của tư nhân chỉ giới hạn ở mức nhằm phát huy lợi thế về kỹ năng quản lý của khu vực tư. Dù cho là hình thức

nào thì nguyên tắc cơ bản phải được tuân thủ khi cân nhắc một dự án PPP là phải đạt được “giá trị của đồng tiền”.

Nhà nước có thể đặt hàng, giao kế hoạch hoặc tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng ủy thác giao cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần và HTX cung ứng theo phương thức thu phí từ người sử dụng để trang trải toàn bộ hoặc một phần kinh phí thùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại dịch vụ và khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

Trong lĩnh vực xử lý môi trường trước mắt khó có thể thu hút được đầu tư của tư nhân nên nhà nước phải đầu tư, sau đó cho đấu thầu quyền quản lý khai thác. Ngay cả khi không phải đầu tư hạ tầng môi trường thì việc thu phí ở các làng nghề cũng vẫn rất khó khăn, ban đầu chưa thể hy vọng người gây ô nhiễm sẽ trả toàn bộ phí xử lý ô nhiễm được nên nhà nước phải tiếp tục sử dụng thuế để giải quyết việc này. Có thể đặt ra mục tiêu thu phí để trang trải 50% chi phí, còn 50% sẽ được cấp bù từ ngân sách.

Trong những dự án PPP ở làng nghề việc thu hút tư nhân bên ngoài vào để đầu tư thu lợi nhuận là điều không tưởng trừ phi nhà nước có tiền bao tiêu mua dịch vụ và đảm bảo doanh thu tối thiểu cho DN mà điều này thì không thể, chí ít ra là trong vòng 10 năm tới. Chính vì vậy trước mắt cần tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong nội tại làng nghề tham gia cung cấp dịch vụ công, bằng cách đào tạo, hỗ trợ xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà cung cấp dịch vụ tại địa phương.

Trong mối quan hệ đối tác công tư khu vực công có vai trò là người đưa ra luật và giám sát thực hiện. Vai trò của khu vực tư là bổ sung vốn và đem lại những giá trị tăng thêm cho người sử dụng và công chúng nói chung.

Để thu hút khu vực tư tham gia cung cấp HTCS và dịch vụ công cần có khung chính sách hoàn chỉnh, tiến tới có luật về PPP trong đó chỉ rõ những quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm chia sẻ rủi ro giữa khu vực công và tư và sự đảm bảo về mặt pháp lý đối với đầu tư của tư nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 4/4/2012;

2. Báo Đặc san Khoa học công nghệ, số 6, 6/2012, tr. 8-9

3. Bộ NN&PTNT, 2011. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 66/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn

4. Đặng Đức Đạm, Một số vấn đề đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt Nam 5. Hiệp hội làng nghề 2008

6. Huỳnh Thế Du, 2011. Mô hình PPP: Kinh nghiệm Quốc tế. TBKTSG số ra ngày 13-1-2011;

7. Khoa học và Công nghệ, số 39, ngày 30/9/2010, tr.10-11 8. Khuyến khích đầu tư vào làng nghề

9. Làng nghề và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

10. Phương thức đối tác công - tư (PPP): kinh nghiệm quốc tề và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam. 2013. Nxb Trí thức.

11.Thu Trang, 2011. Hiện thực hóa các cơ hội PPP tại Việt Nam

12.Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn. Sở Nông nghiệp TPHCM, 4/11/2011

13.Tư Giang. Để nhà nước không ngại tư nhân

14.Vũ Kim Quyến, Phạm Sỹ Liêm, 2009. Sự tham gia của khu vực tư trong ngành nước và vệ sinh của Việt Nam, Lào và Campuchia

15.Việt Nam: một số điển hình phát triển bền vững. Báo cáo tại hội nghị liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20)

16.http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/cai-bat-tay-giua-nha-nuoc-va-tu-nhan- 20120825030757391ca33.chn

17.http://batdongsan.vietnamnet.vn/fms/thoi-su-moi-nong/47692/bien-dang- du-an-bot-giao-thong.html

18.PPP: Nhà tài trợ đang “ép” Việt Nam?

19.http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/53707/Thi-diem- PPP-Nha-nuoc-da-chia-tay-du-con-de-dat.html 20.http://vietbao.vn/Kinh-te/TPHCM-That-bai-cac-du-an-BOT/65060898/87/ 21.http://nld.com.vn/2012032009493930p0c1002/du-an-bot-bt-het-hap- dan.htm 22.http://www.tienphong.vn/xa-hoi/569627/Cac-chieu-doi-gia-cong-trinh- tpp.html 23.http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/54319/Chua-han- da-la-chia-tay!.html 24.http://www.baomoi.com/Vi-sao-von-ngoai-van-ngai-cac-du-an- dien/45/3115544.epi 25.http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/cai-bat-tay-giua-nha-nuoc-va-tu-nhan- 20120825030757391ca33.chn 26.http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHJJEH/von-fdi-vao-nong-nghiep:- khai-thong-tu-ppp.html 27.http://www.vietrade.gov.vn/gii-thiu.html 28.http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx? tabid=428&CateID=24&ID=113600&Code=SWCE113600 29.http://dantri.com.vn/xa-hoi/he-lo-tieu-cuc-tai-quy-khuyen-cong-tinh- 668267.htm 30.http://kenhtuyensinh.vn/nhung-bat-cap-cua-luat-day-nghe 31.tintuc.xalo.vn/ 21/4/2011

B. Tài liệu tiếng nước ngoài

33.Allan T Marks, 2010. PPP: navigating the waters in Latin America

34.Andrew Hill, 2012. Foreign infrastructure investment in Chile: the success of PPP through concession contracts.

35.Accelerating PPP in India

36.Bernardo Weaver, 2009. Latin America: From disappointment with privatization to innovation in PPP’s

37.Department of economic affairs. Ministry of Finance. Government of India, 2011. National PPP policy

38.E.S. Savas, 2000. Privatization & PPP

39.ESCAP, 2011. A guidebook on PPP in infrastructure.

40.Gaurav Dwivedi, 2010. PPP in water sector: partnership or privatization? Manthan Adhyayan Kendra

41.Government of India, 2012. Report of the steering committee on handloom and handicrafts constituted for the 12th five year plan (2012-2017)

42.Grahame Allen, 2003. The Private Finance Initiative. Research paper 03/79

43.Grimsey, D. & Lewis, M.K. (2007). PPP: the world wide revolution in infrastructure provision & project finance

44.Hellmut Wollmann, 2011. Provision of public services in European countries: from public/municipal to provate and reverse?

45.Henry Alinaitwe, 2010. Contractors’ perspective on critical factors for successful implementation of PPP in construction projects in Uganda

46.Jame Rall et al., 2010. PPP for transportation. A toolkit for legislators 47.J. Luis Guasch, 2004. Granting & renegotiating infrastructure concessions 48.Manil Shrestha. GTZ/SEQUA-PSP. PPP & Tourism promotion

49.Mark Bader-Hellstrom, 2010. PPP in USA. The future or fading fad? 50.National council for PPP. “6 keys to successful PPPs”.

51.NCPPP, 2010

52.Nijkamp et al. 2002. «A comparative institutional evaluation of PPP in Dutch urban land use and revitalization projects”, Urban studies, Vol. 39 No. 10, pp. 1865-80.

53.PPP-An international analysis-from a legal and economic perspective. Asia Link, 2011.

54.PPP for transportation. A toolkit for legislators. 55.Paul H K Ho, 2007. Development of PPP in China.

56.http://www.oifc.in/Resources/News/Tourism-projects-in-PPP-mode-being- promoted-by-Karnataka-government. Overseas Indian Facilitation Center, August 2010.

57.Robert Bain, 2009. Review of lessons from completed PPP projects financed by EIB.

58.Spackman, M. 2002. “Public Private Partnership: lesons from the British approach”, Economic systems, vol. 26, pp.283-301.

59.Scheme and Guidelines for financial support to public private partnership in infrastructure, Department of Public Affair of India, 2008.

60.Thomas White. Global Investing 2011. Toll road in China: speeding up growth.

61.Widdus, 2001; Ponsiri, 2002.

62.William Dachs, 2008. PPP models from around the world

63.Working together in financing our future. Policy framework for PPP in Northern Ireland

64.Yescombe, 2007. Public - Private Partnerships: Principles of Policy and Finance

PHỤ LỤC

Danh mục các văn bản pháp luật liên quan đến làng nghề

a) Các chính sách đặc thù cho làng nghề:

• Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

• Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

• Quyết định 2636/2011/QĐ-BNN-CB: Phê duyệt Chương trình bảo tồn & phát triển làng nghề;

• Quyết định 1206/2012-TTg: Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015 đối với 47 làng nghề;

• Thông tư số 116/2006/TT-BNN&PTNT ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;

• Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ ngành nghề nông thôn theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP;

• Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 về đẩy mạnh thực hiện qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề;

• Hương ước, quy ước của làng nghề được xây dựng và thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT- BTTUBTUMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư; trong đó có nội dung bảo vệ môi trường.

b) Các chính sách liên quan khác:

• Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

• Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; • Nghị định số 01/2008/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ của bộ

Nông nghiệp Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn.

• Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;

• Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

• Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

• Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

• Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

• Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công;

• Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

• Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w