Các chính sách liên quan khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 64)

Bên cạnh các chính sách đặc thù dành cho làng nghề, Chính phủ còn có rất nhiều chính sách khác nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ phát triển vùng sâu vùng xa qua đó góp phần giải quyết

những khó khăn mà làng nghề ở những nơi này gặp phải (Danh mục văn bản chính sách có trong Phụ lục).

a) Các chính sách trong lĩnh vực môi trường

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) Điều 38 của Luật BVMT cũng có qui định cụ thể về BVMT làng nghề, theo đó các CSSX trong khu, CCN làng nghề phải a) Thu gom nước thải và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải; b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định hoặc phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (nếu có) theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; c) Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT và nộp đầy đủ phí BVMT theo quy định của pháp luật. Luật cũng qui định các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường như phạt tiền, tạm thời đình chỉ hoặc hình thức khác.

Nghị định số 04/2009/NĐ-CP đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với những tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường như:

• Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực; được hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; được miễn hoặc giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và được chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất không quá 5 năm;

• Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời được bố trí/ưu tiên bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác để tiếp tục sản xuất kinh doanh hoặc được lựa chọn địa điểm mới phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và được Nhà nước

hỗ trợ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc được giảm từ 50% đến 100% tiền sử dụng đất tùy thuộc địa bàn; Diện tích đất được giao mới bằng diện tích đất nơi có cơ sở sản xuất cũ phải di dời.

• Cơ sở xử lý chất thải và nước thải sinh hoạt tập trung được Nhà nước hỗ trợ 50% vốn đầu tư xây dựng, trong đó 40% từ ngân sách trung ương và 10% từ ngân sách địa phương; 50% còn lại được vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được Nhà nước hỗ trợ 30%; 70% còn lại được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Ngoài ra còn những ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu, thuế VAT, phí bảo vệ môi trường, khấu hao TSCĐ, hỗ trợ chi phí đầu vào (50% chi phí vận chuyển chất thải từ nguồn đến cơ sở xử lý, 50% giá điện phục vụ sản xuất) và được trợ giá đầu ra theo hướng thu đủ bù chi cộng lãi suất hợp lý.

Rõ ràng là chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xem qua có vẻ rất hấp dẫn, thậm chí có người còn thốt lên rằng: “như thế này chẳng phải là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tay không bắt giặc à?” Thế nhưng để đánh giá một chính sách có hấp dẫn hay không không phải chỉ có đọc văn bản pháp luật, cần xem kết quả thực hiện nó thế nào, mức độ hiện thực hóa đến đâu, mà để trả lời câu hỏi này thì cách đơn giản và đúng nhất là nhìn vào thực trạng môi trường và số lượng các DN và cơ sở tham gia xử lý môi trường.

Để kiểm soát và hạn chế ô nhiễm môi trường, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng như: i) Chiến lược sản xuất sạch hơn đến năm 2020; ii) Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015; iii) Chương trình tiết

kiệm điện giai đoạn 2006-2010; iv) Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025; v) Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Qũy Bảo vệ môi trường cũng đã được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ và đã hỗ trợ tài chính cho 139 DN trong đó có 63 DN sử dụng tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn. Đã vận hành thành công Quỹ bảo lãnh vốn vay quy mô 1,7 triệu đô la Mỹ. Thông qua Quỹ bảo lãnh đã có 51 DN được bảo lãnh vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư công nghệ mới hiệu quả năng lượng, với tổng vốn đầu tư là 82 tỷ đồng.

Bên cạnh Chương trình của Bộ Công thương, nhiều DA, chương trình sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên cũng được triển khai. Chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các DN nhỏ và vừa, được biết đến với tên “Dự án tiết kiệm năng lượng” viết tắt tiếng Anh là PECSME giai đoạn 2006-2010 đã giúp cho các DN trong làng nghề Bát Tràng chuyển đổi công nghệ từ lò than sang lò gas, các DN sản xuất giấy ở Bắc Ninh sử dụng kỹ thuật bảo ôn, thu hồi nước ngưng, thu hồi nước nóng, lắp biến tần điều khiển động cơ các loại, nâng cao hiệu suất vận hành của nồi hơi, cải tiến hệ thống chiếu sáng trong ngành. Các DN áp dụng công nghệ đã giảm được chi phí sản xuất từ 10-50%; nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm đến 30%, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Riêng ngành công nghiệp gạch và gốm sứ đã tạo ra gần 10 ngàn việc làm cho khu vực nông thôn và làng nghề và giúp giảm đáng kể ô nhiễm môi trường13.

Ngoài ra rất nhiều chương trình, dự án khác cũng có các hoạt động BVMT nông thôn như Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển KTXH nông thôn và miền núi giai đoạn 2004-2010 và giai đoạn 2011-2015 (Chương trình NTMN), Chương

trình Khí sinh học trong chăn nuôi, Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch & VSMTNT, v.v.

Với mục tiêu chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn; phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng khí sinh học (biogas) Chương trình NTMN đã triển khai 16 dự án chuyển giao công nghệ xử lý nước mặt và nước ngầm cho dân cư vùng lũ, công nghệ xử lý Arsen và kim loại nặng trong nước sinh hoạt, ứng dụng công nghệ hồ treo để cung cấp nước sạch cho vùng thiếu nước...; các công nghệ sử dụng dung dịch điện hoạt hóa khử trùng trong môi trường chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn và phòng tránh dịch bệnh; công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong việc xây dựng lò gạch liên tục kiểu đứng thay thế các lò gạch thủ công; công nghệ xử lý nước thải trong sản xuất và chế biến; công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho dân cư hay sử dụng năng lượng mặt trời14...

Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam do Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ NN & PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện. Mục tiêu của Chương trình là i) Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính; ii) Tạo ra nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền cho người dân nông thôn, góp phần giảm thiểu tình trạng chặt phá rừng để làm chất đốt và giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hoá thạch; iii) Cung cấp phụ phẩm khí sinh học cho trồng trọt chăn nuôi, tạo ra thực phẩm sạch; và iv) Hình thành các tổ chức kinh tế xã hội và các cơ sở kinh doanh chuyên nghiệp về khí sinh học; góp phần cải thiện sinh kế và chất lượng sống của người dân Việt Nam.

Chương trình Khí sinh học được thực hiện từ năm 2003 đến 2014 trên phạm vi cả nước. Tính đến hết năm 2012, dự án hỗ trợ xây dựng được trên 125.000 công trình khí sinh học mang lại lợi ích cho 650.000 người, đào tạo 953 kỹ thuật viên tỉnh và huyện, 1.505 đội thợ xây khí sinh học và tổ chức 140.000 ngàn hội thảo tuyên truyền và tập huấn cho hàng trăm ngàn người sử dụng khí sinh học.

Chương trình Nước sạch & VSMTNT giai đoạn 2006-2010 được phê duyệt theo quyết định số 277/2006/QĐ-TTg có tổng mức đầu tư thực tế là 20,700 tỷ đồng, đạt 91.6% so với kế hoạch. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp thì trong tổng vốn huy động cho Chương trình phần đóng góp của dân chiếm tới 57.5%, ngân sách nhà nước chiếm 25.3%, viện trợ quốc tế chiếm 17.2%, và tư nhân không có đóng góp đồng nào.

Bảng 1. Vốn cho chương trình nước sạch & VSMT nông thôn, 2006-2010

ĐVT: tỷ đồng # Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 1 Ngân sách TƯ 353 430 433 587 661 2,464 Vốn đầu tư 330 400 400 550 620 2,300 Vốn sự nghiệp 23 30 33 37 41 164 2 Ngân sách lồng ghép 300 350 716 911 500 2,777 3 Viện trợ quốc tế 270 250 664 1,048 1,334 3,566 4 Dân góp 450 554 747 485 780 3,016

5 Tín dụng ưu đãi (dân vay)

518 1,083 2,138 2,738 2,400 8,877

Tổng 1,891 2,667 4,698 5,769 5,675 20,700

Nguồn: Bộ Nông nghiệp, 2011. Kết quả thực hiện CTMTQG nước sạch VSMTNT

Chương trình Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015 có tổng mức đầu tư dự kiến là 27,600 tỷ đồng bao gồm 3 dự án, trong đó dự án Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn có tổng kinh phí 19,725 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là đến cuối 2015 có 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 45% sử dụng nước đạt qui chuẩn của bộ Y tế với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non, phổ thông đủ nước sạch và nhà xí hợp vệ sinh; 45% hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.

Để khuyến khích đầu tư vào xây dựng và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch tập trung cho nông thôn, Chính phủ đã đưa ra cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án, công trình cấp nước nông thôn theo mức 45% tổng dự toán được phê duyệt của dự án đối với vùng thị trấn, thị tứ; 60% đối với xã đồng bằng; 75% đối với các xã nông thôn khác và 90% đối với các xã đặc biệt khó khăn. Phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn ở các địa phương không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội

khó khăn, có khả năng thu đủ chi phí, tính đúng, tính đủ theo quy định, thì phải hoàn trả ngân sách bằng khấu hao tài sản cố định (Quyết định

131/QĐ-TTg). Dân góp 10%, phần còn lại do doanh nghiệp đầu tư. DN thu hồi vốn đầu tư thông qua việc vận hành công trình có thu phí sử dụng.

Ngoài ra nhà đầu tư còn được: • vay vốn tín dụng ưu đãi;

• ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam vay ưu đãi;

• huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, cộng đồng; huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác;

• cấp bù từ ngân sách địa phương nếu giá bán nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thấp hơn giá thành được tính đúng, tính đủ theo quy định.

Thực hiện Chỉ thị 28/2007/CT-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đẩy mạnh qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề nhiều tỉnh, thành phố đã có văn bản về BVMT đối với làng nghề. Các tỉnh cũng đã và đang thực hiện chủ trương, chính sách hỗ trợ di dời các CSSX công nghiệp ô nhiễm từ các khu đông dân cư ra các vùng quy hoạch khu công nghiệp, CCN tập trung.

Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định số 48/2008-UBND ngày 9/4/2008 về Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh. Ở một số huyện đã xây dựng các khu công nghiệp và cụm CSSX tiểu thủ công nghiệp để di dời các CSSX gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư và có các chính sách hỗ trợ các DN và CSSX tự nguyện di dời như miễn giảm tiền thuế đất trong 3 năm hoặc hỗ trợ xây dựng HTCS.

b) Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thể chế hóa trong các văn bản sau:

Nghị định số 66/2006/NĐ-CP quy định: Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định để đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành nghề cần phát triển theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề. Lao động nông thôn khi tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; được vay vốn từ chương trình quốc gia giải quyết việc làm.

Nghị định số 61/2010/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến

khích đầu tư theo mức: doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100%; doanh nghiệp nhỏ hỗ trợ 70%; doanh nghiệp vừa hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước.

Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ LĐ, TB& XH chủ trì nghiên cứu, bổ sung các chính sách, giải pháp hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp.

Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo nghề thuộc hộ nghèo và hộ có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo được vay vốn tối đa là 1.000.000 đồng/tháng/HSSV với lãi suất ưu đãi 0,5%/tháng để hỗ trợ trang trải tiền học phí, mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối với lao động có nhu cầu học nghề để chuyển đổi ngành nghề được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/lao động;

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" được phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w