Đặc điểm của các dự án PPP trong tương lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 113)

a) Loại hình dự án PPP

Do các dự án trong làng nghề thường có qui mô nhỏ nên hình thức PPP phù hợp nhất đối với hầu hết các lĩnh vực bao gồm HTCS, cấp nước, vệ sinh môi trường, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề và xúc tiến thương mại là hợp đồng quản lý, duy tu bảo dưỡng, thuê tài sản và nhượng

quyền kinh doanh (Franchise). Đây là những loại hình dự án PPP mà sự

tham gia của tư nhân chỉ giới hạn ở mức nhằm phát huy lợi thế về kỹ năng quản lý của khu vực tư. Khả năng huy động vốn của tư nhân trong những loại dự án như thế này còn rất hạn chế. Trước mắt cũng không thể hy vọng nhiều hơn vì HTCS và dịch vụ công trong làng nghề vốn là những thứ được cấp không lâu nay. Nhà nước chỉ có thể kêu gọi xã hội hóa nguồn thu trong những dự án phát triển ở làng nghề theo hướng được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Trong việc cung cấp HTCS và dịch vụ công trong làng nghề có thể áp dụng những hình thức PPP sau:

 Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh (Franchise), tức là

nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư, kinh doanh và thu phí. Khoản chênh lệch giữa giá thành được tính đúng tính đủ và giá mà người dùng phải trả sẽ được nhà nước cấp bù. Mô hình này đòi hỏi nhà nước phải có

cam kết lâu dài và đưa vào ngân sách hàng năm khoản mục chi này. Để tư nhân yên tâm đầu tư nhà nước phải có cơ chế bảo lãnh doanh thu. Mặt khác để có thể thực hiện được nhà nước cũng cần thực hiện tốt vai trò giám sát việc tuân thủ pháp luật của các bên liên quan. Hình thức này có thể áp dụng trong cấp nước sinh hoạt.

 Hợp đồng quản lý duy tu và vận hành. Nhà nước có thể

bỏ tiền xây dựng công trình và giao cho khu vực tư quản lý việc duy tu và vận hành trên cơ sở đấu thầu. Hình thức này có thể áp dụng trong các công trình HTCS, thu gom và xử lý nước thải, rác thải, các chợ hay khu trưng bày giới thiệu sản phẩm.

 Hợp đồng quản lý. Nhà nước có thể hợp đồng với các tổ

chức phi chính phủ hay tổ chức dựa vào cộng đồng để quản lý các chương trình, dự án phát triển làng nghề. Hình thức này có thể áp

dụng trong các dự án chuyển giao công nghệ cải tiến thân thiện môi trường mà có khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí đầu vào, ví dụ dự án chuyển đổi lò hộp sang lò gas trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng và dự án Khí sinh học mà Cục Chăn nuôi phối hợp với SNV thực hiện.

Các dự án PPP trong lĩnh vực môi trường.

Tùy thuộc tính chất dự án và qui mô dự án có thể chọn lựa những hình thức PPP phù hợp, theo đó, đối với các dự án có thể thu tiền từ người sử dụng, ví dụ những dự án chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường mà có khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế như các dự án chuyển giao công nghệ lò than sang lò điện thì nhà nước cần ưu tiên dành một khoản vốn cho CSSX và DN vay và có chính sách hỗ trợ các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công

lập hay các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân khác tham gia chuyển giao công nghệ. Hình thức hợp tác công tư ở đây là hợp đồng quản lý giống như trong trường hợp dự án Khí sinh học mà Cục Chăn nuôi phối hợp với SNV thực hiện và dự án chuyển đổi lò than sang lò gas trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng.

Đối với các dự án chuyển giao công nghệ xử lý môi trường thuần túy có qui mô hộ gia đình, nghĩa là chỉ có ý nghĩa về môi trường nhưng không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho CSSX hay DN, thậm chí tốn kém chi phí vận hành và bảo dưỡng thì ngoài việc tuyên truyền vận động CSSX áp dụng còn cần phải có các chế tài buộc tất cả các CSSX phải tuân thủ các biện pháp khắc phục, xử lý ô nhiễm một bước trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này ngoài chế tài của nhà nước thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là sử dụng áp lực cộng đồng thông qua các hương ước BVMT.

Nhà nước có thể đặt hàng, giao kế hoạch hoặc tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng ủy thác giao cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần và HTX cung ứng theo phương thức thu phí từ người sử dụng để trang trải toàn bộ hoặc một phần kinh phí thùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại dịch vụ và khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Loại hợp đồng này có thể áp dụng với hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại các làng nghề.

Đối với những dự án khó thu phí người sử dụng cũng phải chia thành vài nhóm với những mức phí khác nhau và đưa ra lộ trình tăng phí để mặc dù thu phí không đủ nhưng vẫn phải tập cho các CSSX có thói quen đóng phí, dù cho ban đầu có thể chỉ mang tính tượng trưng như trong trường hợp phí thu gom rác.

Đối với những làng nghề gây ô nhiễm nặng như tái chế nhựa, giấy, kim loại trước hết phải qui hoạch các CCN và di dời các CSSX gây ô nhiễm vào những nơi này. Trường hợp nào không di dời thì kiên quyết cho đóng cửa.

Đây là những ngành có thu nhập không hề thấp như một số nghề tiểu thủ công nghiệp khác nên không thể nói là không có khả năng chi trả. Vấn đề chỉ là nhà nước có quyết tâm làm hay không. Khi xây dựng các CCN làng nghề phải xây dựng đồng bộ ngay hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải. Hạng mục này trước mắt khó có thể thu hút được đầu tư của tư nhân nên nhà nước phải đầu tư, sau đó cho đấu thầu quyền quản lý khai thác. Ngay cả khi không phải đầu tư hạ tầng môi trường thì việc thu phí ở các làng nghề cũng vẫn rất khó khăn, ban đầu chưa thể hy vọng người gây ô nhiễm sẽ trả toàn bộ phí xử lý ô nhiễm được nên nhà nước phải tiếp tục sử dụng thuế để giải quyết việc này. Có thể đặt ra mục tiêu thu phí để trang trải 50% chi phí, còn 50% sẽ được cấp bù từ ngân sách.

Đối với những làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là những làng nghề cũng gây ô nhiễm nặng như Dương Liễu nhưng không dễ thu phí thì nhà nước đầu tư hoàn toàn và hợp đồng với tư nhân quản lý. Nhà nước sẽ dùng thuế và thu một phần phí của người gây ô nhiễm để trả cho các dịch vụ này. Thực tế ở làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu mỗi hộ nghề phải nộp từ 100 ngàn đến 300 ngàn đồng/năm tùy thuộc mức độ xả thải ra môi trường và các hộ nghề đều đóng góp đầy đủ.

Trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là lĩnh vực khó xã hội hóa, tuy nhiên không phải là không thể. Bằng chứng là số lượng các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập trong khoảng chục năm trở lại đây tăng rất nhanh. Mặc dù vậy, trong vài năm tới không thể mong đợi người lao động sẽ tự bỏ tiền ra để học nghề, thay vào đó họ sẽ chọn hình thức vừa học vừa làm, thế nhưng vẫn có những kỹ năng, những khâu công việc mà người lao động trong các làng nghề sẵn sàng trả tiền để có được, ví dụ trường hợp lớp học vẽ tư nhân trong làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Thực tế cho thấy, trong việc nắm bắt và

đáp ứng nhu cầu của người lao động các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập sẽ làm tốt hơn các cơ sở công lập.

Vấn đề ở đây là nhà nước cần có các quyết sách khôn ngoan về việc có nên tự đầu tư vào cơ sở hạ tầng đào tạo nghề ở khắp các huyện để rồi không thể thu hút được học viên dẫn tới lãng phí nguồn lực đầu tư hay thay vào đó nhà nước chỉ nên đưa ra các chính sách kích cầu đối với các cơ sở dạy nghề bằng các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề minh bạch, có kế hoạch tương đối dài hạn, có thể dự đoán được, cho phép tất cả các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia một cách bình đẳng với nhau. Trong bối cảnh này Nhà nước có thể đặt hàng, giao kế hoạch hoặc tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng ủy thác giao cho các cơ sở đào tạo nghề thuộc các thành phần tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trong nông thôn và các làng nghề.

b) Các đối tác trong các dự án PPP ở làng nghề

Trong những dự án PPP ở làng nghề việc thu hút tư nhân bên ngoài vào để đầu tư thu lợi nhuận là điều không tưởng, trừ phi nhà nước có tiền bao tiêu mua dịch vụ và đảm bảo doanh thu tối thiểu cho DN mà điều này thì không thể, chí ít ra là trong vòng 10 năm tới. Ví dụ tại Bắc Ninh cũng có một số nhà đầu tư nước ngoài về khảo sát và đưa ra đề xuất sẽ đầu tư xử lý rác thải với mức giá lên tới 50USD/tấn. Với mức giá này thì Bắc Ninh thà sống chung với rác chứ không thể đào đâu ra tiền để mà xử lý. Chính vì vậy trước mắt cần tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong nội tại làng nghề tham gia cung cấp dịch vụ công, bằng cách đào tạo, hỗ trợ xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà cung cấp dịch tại địa phương giống như cách làm của dự án Khí sinh học và dự án tiết kiệm năng lượng ở Bát Tràng.

Đối tác tư trong các dự án PPP ở làng nghề có thể là các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập, các tổ chức phi chính phủ trong nước hay nước ngoài, các tổ chức dựa vào cộng đồng, ví dụ Hiệp hội làng nghề, các HTX, tổ

hợp tác, các cá nhân, các CSSX hay doanh nghiệp đóng trên địa bàn hoặc ở nơi khác.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 113)