Các yếu tố quyết định sự phát triển của làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 25)

1.1.3.1. Vốn và tín dụng.

Sự phát triển của ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề thực chất cũng là một bước, một hình thức của CNH nông thôn. Quá trình đó đòi

hỏi một lượng vốn rất lớn trong khi đó phần lớn các hộ, các cơ sở kinh doanh ở các làng nghề còn ít vốn, đây là yếu tố quan trọng tác động và cản trở đến sự phát triển của các làng nghề theo cả chiều rộng và chiều sâu. Vốn đảm bảo cho các ngành nghề, làng nghề hoạt động được trong cơ chế thị trường. Vốn có tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn của các hộ gia đình và làng nghề. Theo các kết quả điều tra, có tới 70% số hộ, cơ sở mong muốn vay vốn để phát triển sản xuất, nhưng chỉ có12-15% số hộ; 32,4% số cơ sở kinh doanh được vay từ ngân hàng. Nguyên nhân chính từ sự không tiếp cận từ nguồn vốn của ngân hàng là chính sách và cơ chế cho vay vốn còn chưa thật sát với điều kiện hiện nay của các làng nghề, vì thế vốn vay ngắn hạn, lượng vốn cho vay ít so với yêu cầu của các làng nghề, thủ tục cho vay còn chưa thuận tiện và kịp thời, nhất là các điều kiện về thế chấp nên nhiều hộ, cơ sở phải đi vay tư nhân với lãi xuất cao hơn, làm hạn chế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ cơ sở. Do vậy Nhà nước cần bổ sung chính sách nhằm hỗ trợ hơn nữa về vốn cho các hộ gia đình và các làng nghề có điều kiện tồn tại và phát triển [26, tr 108].

1.1.3.2. Trình độ kỹ thuật và công nghệ.

Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các hộ, cơ sở kinh doanh của các làng nghề. Trên thực tế, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng trong các cơ sở ở các làng nghề là lạc hậu, năng xuất thấp, cùng với sự hạn chế về nhà xưởng, công nghệ, máy móc thiết bị như hiện nay, các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, làm giảm sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của công nghiệp thành thị và hàng ngoại nhập, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Từ những thực tế trên cho thấy phát triển làng nghề ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH trong đó việc áp dụng công nghệ cho các làng nghề phải tính đến yếu tố thích ứng của kỹ thuật nhằm sử dụng đầy đủ và thực hiện hiệu quả lao động nông thôn sẽ được chú trọng hơn là áp dụng kỹ thuật hiện đại theo hướng vốn đầu tư lớn mà sử dụng ít lao động, có vậy mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực làng nghề.

1.1.3.3. Thị trường tiêu thụ.

Mặc dù có một lợi thế về thị trường tiềm năng trong nước với khoảng hơn 80 triệu dân, thị trường du lịch và thị trường xuất khẩu cũng có tiềm năng lớn, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng chế biến nông sản nhiệt đới, nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề còn nhiều hạn chế. Hiện nay các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra thì có 90% tiêu thụ ở trong nước. Nhìn chung, sản phẩm của làng nghề ở nông thôn còn quá đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của đời sống xã hội trong nước và chưa đáp ứng được thị hiếu của người nước ngoài. Nếu trong thời gian tới tình trạng này không được khắc phục thì các làng nghề rất khó phát triển, một số làng nghề khi sản phẩm làm ra không đáp ứng được thị trường sẽ bị mai một và có xu hướng mất dần đi. Đây là một trong những vấn đề mà các ngành, các cấp quan tâm và tạo điều kiện cho các làng nghề tồn tại và phát triển.

1.1.3.4. Chính sách của nhà nước.

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển hay mất đi đối với làng nghề đó là chính sách của Nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một số luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh của các làng nghề như chính sách về lãi suất, ưu tiên đầu tư vào làng nghề, ưu đãi về thuế, thị trường tiêu thụ…, tuy nhiên chưa đầy đủ, đồng bộ và thủ tục hành

chính, thực hiện các chính sách còn phức tạp hoặc chưa có sự hướng dẫn cụ thể của các địa phương. Mặt khác, đa số các hộ, các cơ sở kinh doanh ở các làng nghề chưa được cung cấp đầy đủ các thông tin và chưa hiểu biết về các thủ tục cần thiết để được hưởng các chính sách khuyến khích. Vì thế, chưa tạo được môi trường kinh doanh đầy đủ và tạo động lực phát triển nhanh của các làng nghề, khai thác và phát huy hết tiềm năng phát triển của các làng nghề.

1.1.3.5. Yếu tố nguyên vật liệu.

Các làng nghề sẽ không thể tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm nếu thiếu hoặc không có đủ nguyên vật liệu, từ đó ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của làng nghề. Nguyên liệu chủ yếu được khai thác tại các địa phương trong nước và hầu hết là lấy trực tiếp từ thiên nhiên, nguyên liệu nhập ngoại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác, cung ứng của một số nguyên liệu cho sản xuất chưa tốt. Các hộ gia đình, các làng nghề phải mua lại từ nhiều nguồn, chủ yếu là nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí từ nguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Hầu hết các nguyên liệu thường do các hộ gia đình, các làng nghề tự làm với kỹ thuật thủ công hoặc các loại máy móc thiết bị tự chế rất lạc hậu, do đó không thực hiện được việc tiêu chuẩn hoá chất lượng nguyên liệu, không chủ động được chất lượng sản phẩm. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề và nó có tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động và các làng nghề.

1.1.3.6. Yếu tố hạ tầng cơ sở nông thôn và kết cấu hạ tầng các làng nghề.

Hạ tầng cơ sở nông thôn nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các làng nghề, vùng nghề tác động không nhỏ đến sự phát triển của các làng nghề. Hạ tầng cơ sở nông thôn nói chung, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các làng nghề nói riêng còn rất nghèo nàn là một cản trở lớn cho sự phát triển của các

làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở các vùng có địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa. Nhìn chung, hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước sạch, thông tin liên lạc ở các làng nghề, các vùng nghề còn hạn chế, chất lượng thấp.

1.1.3.7. Yếu tố về tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất.

Mặc dù đại đa số các cơ sở kinh doanh và các hàng hoá ở các làng nghề có quy mô nhỏ, vốn đầu tư không đòi hỏi lớn mà giá trị làm ra không nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh, nhưng trong số các hộ và các cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề có tới trên 90% là hộ chuyên, chỉ có dưới 10% là các cơ sở (Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…) nên rất hạn chế trong CNH nông thôn, do hạn chế về vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ thiết bị và khả năng tiếp cận thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w