Đầu tư phát triển Vinafor theo mô hình CTM-CTC

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 84)

- Tăng cường vai trò của CTM với các CTC, tăng sự gắn kết giữa TCty

3.4.5. Đầu tư phát triển Vinafor theo mô hình CTM-CTC

- Tổng công ty tiếp tục cơ cấu lại danh mục đầu tư tài chính theo hướng đầu tư tăng vốn, hỗ trợ tài chính, nâng cao trình độ quản trị tại các doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao, ổn định, có thế mạnh ngành nghề kinh doanh chủ yếu thuộc ngành nghề kinh doanh chính của TCty, hoặc có tiềm năng phát triển lớn hoặc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới.

- TCty tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, trình độ quản trị yếu, SXKD thua lỗ kéo dài, tài chính xấu và tại các doanh nghiệp không hợp tác với TCty, không theo định hướng phát triển

- Chú trọng công tác đầu tư, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.

- Tích cực và chủ động tham gia thị trường tài chính để huy động vốn phục vụ SXKD, đồng thời nghiên cứu tham gia đầu tư vào các công ty trong TCty để nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Tăng cường hợp tác với các công ty thành viên thực hiện các phương án, dự án sản xuất và trồng rừng trên nguyên tắc bảo đảm an toàn vốn, hiệu quả và hai bên cùng có lợi.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 390/2008/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành kế hoạch đầu tư xây

dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách nhà nước phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát. Căn cứ vào mức độ quan trọng và tình hình thực tế của từng dự án, các đơn vị rà soát và ngừng thực hiện hoặc giãn tiến độ một số dự án kém hiệu quả. - Sử dụng và phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế của TCty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về nhiều mặt. Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành dự án xây dựng các công trình mà TCty đang triển khai.

Trong những năm tới TCty cần chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực sau:

- Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ:

+ Tcty cần tăng cường chỉ đạo Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Vinafor phối hợp với các công ty giống lâm nghiệp nghiên cứu giống cây phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra các loại giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao, cung cấp đủ giống và các giống cây dài hạn phục vụ cho chương trình cấp chứng chỉ rừng của các công ty lâm nghiệp.

+ Phối hợp với các công ty chế biến gỗ cải tiến công nghệ và tạo ra những sản phẩm mới mang thương hiệu Vinafor trên thị trường.

+ Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý giống, quy chế

quản lý chất lượng cây giống của Bộ và của TCty. Tập trung làm tốt công tác chọn giống, tiếp tục tìm hiểu để lựa chọn loài cây trồng mới, xuất xứ giống mới có năng suất và hiệu quả cao hơn. Tìm hiểu để đa dạng hoá loài cây trồng. Nhập giống keo, bạch đàn có năng suất cao để trồng thử nghiệm và tiến tới trồng đại trà.

+ Sớm triển khai áp dụng kỹ thuật phần mềm trong quản lý điều hành công tác lâm nghiệp, công tác nhân sự, công tác kế toán tài chính v.v...

+ Áp dụng quy trình ISO trong quản lý điều hành từ CTM đến các CTC. + Áp dụng công nghệ tiên tiến về chế biến, sản xuất ván nhân tạo, công nghệ sấy, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ và quy hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguồn nhân lực.

+ Có cơ chế khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong công việc và tạo động lực để tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, tiếp thị, luật pháp trong và ngoài vv... đáp ứng được yêu cầu của cơ quan trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng chiến lượng mở mang thị trường nội địa và quốc tế từng bước một cách ổn định và vững chắc.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w