Tổ chức quản lý của Vinafor trước chuyển sang mô hình CTM –CTC

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 42)

- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý tạ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.2. Tổ chức quản lý của Vinafor trước chuyển sang mô hình CTM –CTC

3.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Vinafor

TCty lấy chiến lược trọng tâm là: “Từ trồng rừng đến sản phẩm”. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ về những ngành nghề có liên quan đến SXKD của TCty. Thời điểm này sản phẩm chính của Tcty vẫn là các

sản phẩm từ kinh doanh trồng rừng nguyên liệu trên nhiều địa phương gắn với nhà máy chế biến gỗ nhân tạo; nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản như gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu, gỗ rừng trồng cho chế biến hàng đồ mộc trong nước và xuất khẩu, hàng mộc ngoài trời và hàng mộc nội thất trong nước và xuất khẩu, với thị trường chính của Tcty là thị trường châu âu, châu á và nội địa.

Mô hình TCty Lâm nghiệp Việt Nam vẫn duy trì hoạt động theo mô hình TCty Nhà nước có Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành cụ thể:

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức hoạt động của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam trước khi chuyển đổi

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc Các phòng ban Các Phó TGĐ Văn Phòng Phòng XDCB Phòng KH-TT Phòng Thanh tra-PC Phòng Kiểm toán Phòng KTTC Phòng TCLĐ Phòng Lâm nghiệp Phòng Kỹ thuật- HTQT Phòng KD XNK1 Phòng KD XNK2 Các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Các doanh nghiệp hạch toán độc lập Cty cổ phần Tcty chi phối

Cty cổ phần Tcty không chi phối Công ty liên doanh Có 07 đơn vị là đơn vị hạch toán phụ thuộc TCty Có 07 đơn vị là Cty TNHH một thành viên Có 11 đơn vị là công ty CP chi phối Có 21 đơn vị là những công ty CP không chi phối Có 6 đơn vị liên doanh với nước ngoài và 2 đơn

vị liên doanh trong nước Phòng

(Danh sách cụ thể có phụ lục số 01 kèm theo )

- Hội đồng quản trị (gồm 5 thành viên), giám sát bởi Ban kiểm soát (gồm 3 thành viên - 01 UV HĐQT kiêm trưởng ban kiểm soát).

- Bộ máy điều hành gồm: Tổng giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc, 12 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, 2 Chi nhánh và 5 đơn vị phụ thuộc, 7 đơn vị thành viên hạch toán độc lập; 11 công ty cổ phần có vốn góp chi phối; 21 công ty cổ phần có vốn góp không chi phối; 6 công ty liên doanh với nước ngoài và 2 Công ty liên doanh trong nước.

Đăc điểm của mô hình tổ chức quản lý của TCty Lâm nghiệp Việt Nam trước chuyển đổi bộc lộ những hạn chế trên các mặt chủ yếu sau:

- Mối quan hệ giữa HĐQT và tổng giám đốc.

Về thực chất trong hoạt động trước đây, HĐQT tổng công ty là cấp trung gian giữa tổng giám đốc tổng công ty với Bộ NN và PTNT và các cơ quan quản lý nhà nước khác. Đặc biệt HĐQT chưa phải là bộ máy hoạch định chiến lược do chưa có đủ quyền chủ động và năng lực về nhân sự và chuyên môn. Ngoài ra HĐQT và tổng giám đốc các tổng công ty còn có những vướng mắc nhất định trong quan hệ quản lý và điều hành. HĐQT của tổng công ty chưa thực sự có đủ quyền quyết định mọi vấn đề của tổng công ty. HĐQT và tổng giám đốc đều do một cơ quan xem xét bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn với Nhà nước. Điều này đã làm lẫn lộn giữa quản lý và điều hành của HĐQT và tổng giám đốc, phát sinh lúng túng, chồng chéo, đặc biệt là đã không xác định được rành mạch quyền hạn, trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của các chức danh này.

Một vấn đề bất cập quan trọng khác trong quan hệ giữa HĐQT và tổng giám đốc tổng công ty, đó là: HĐQT là cơ quan hoạch định chiến, thực hiện chức năng quản lý, là người được giao trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại TCty hay nói cách khác là thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại TCty về

phương diện sở hữu vốn, hiệu quả SXKD, còn tổng giám đốc là người điều hành SXKD hay nói cách khác là người quản lý SXKD, nhưng hai chủ thể này lại dùng chung một bộ máy tham mưu đó là các phòng ban của TCty. Quan hệ giữa HĐQT với tổng giám đốc còn chưa thật sự rành mạch và rõ ràng.

Như vậy, tại chính doanh nghiệp vẫn chưa chưa thực hiện triệt để việc thực hiện chủ trương của Nhà nước là tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước và chức năng quản lý SXKD của doanh nghiệp.

- Quan hệ giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên.

Quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thực chất là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, là mối quan hệ hành chính, chưa dựa trên sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi. Ví dụ như về cơ chế quản lý vốn và tài sản thì bản chất hiện nay vẫn theo hướng cấp phát vốn, giám đốc doanh nghiệp hạch toán độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận vốn và bảo toàn, phát triển số vốn đó. Việc nhà nước giao vốn cho TCty rồi TCty lại giao lại vốn cho các DN thành viên, nên thực tế là tính hình thức, giao chính số vốn hiện có trên sổ sách của DN, TCty không có công cụ để chi phối các DN thành viên. Việc điều hòa một phần khấu hao cơ bản, vốn tích lũy để tập trung đầu tư vào một số dự án trọng điểm hoặc hỗ trợ cho một số DN gặp khó khăn là hoàn toàn mang tính thương lượng, thỏa hiệp với các DN thành viên, làm ảnh hưởng đến sức mạnh tổng hợp của toàn TCty.

Các DN thành viên hàng năm nộp kinh phí đài thọ cho TCTy. Quan hệ này chưa phải là quan hệ giữa người đầu tư và DN được đầu tư, chưa dựa trên quan hệ phân phối lợi ích kinh tế. TCTy chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất và chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn TCTy. Sự chi phối và giúp đỡ của TCTy đối với các đơn vị thành viên rất hạn chế, chủ yếu chỉ là giải quyết các thủ tục đầu tư, vay vốn tín dụng... Trong SXKD, TCty còn khó

thực hiện phân công sản xuất giữa các DN thành viên vì các DN thành viên hoàn toàn độc lập về tài chính, tự nộp thuế.

Trên thực tế, TCty chưa thực hiện hết các quyền và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp thành viên, mà chủ yếu chỉ tập trung vào chức năng hỗ trợ các thủ tục đầu tư, vay vốn... Các TCty hầu như chưa làm tốt vai trò phân công sản xuất và điều phối tài chính giữa các doanh nghiệp thành viên. Các DN thành viên tự thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, tự phân chia lợi nhuận, không thực hiện điều phối chung trong toàn TCty. TCty chưa đảm nhận được khả năng tập trung vốn nhàn rỗi của các DN thành viên cho các DN thành viên khác khi có nhu cầu.

- Quan hệ giữa tổng công ty với sở hữu nhà nước:

Quan hệ giữa TCty với sở hữu nhà nước cũng chưa rõ ràng. điều đó thể hiện trên các điểm cụ thể như sau:

+ Chưa thực sự đóng vai trò là chủ sở hữu đối với TCty nên đã dẫn đến các tổng công ty còn gặp những khó khăn trong SXKD, nhất là việc đầu tư vốn ra bên ngoài;

+ Quyền của sở hữu còn lẫn với quyền kinh doanh của DN;

+ Nhà nước còn thực hiện bảo trợ đối với các TCty. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu nhưng chưa quản lý các TCTy theo phương thức của chủ đầu tư, vẫn chủ yếu quản lý hiện vật, quy định rất nhiều khoản chi tiêu cho Tcty. Nhưng TCty chưa thực sự được toàn quyền quyết định mọi vấn đề của TCty, quan trọng như quyết định: đầu tư, tiền lương, thưởng, phân chia lợi nhuận...

- Quan hệ liên kết giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty

Sự liên kết giữa các đơn vị thành viên trong các TCty NN khá lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp. Cụ thể như:

+ Sự lỏng lẻo giữa các thành viên trong quan hệ kinh tế: Việc hình thành Tổng công ty thực chất là kết quả ghép nối cơ học các đơn vị đã hình thành

trước khi thành lập TCty bằng các quyết định hành chính của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN & PTNT. Nó có tính chặt chẽ về mặt quan hệ hành chính nhưng lại lỏng lẻo về quan hệ kinh tế, tài chính và phân chia lợi ích kinh tế.

+ Thiếu sự phân công chuyên môn hoá hay hợp tác hoá trong dây chuyền sản xuất kinh doanh giữa các thành viên: TCty chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn TCTy, chưa khắc phục được tình trạng hoạt động rời rạc của các DN thành viên bằng cơ chế, tổ chức và điều hành, nhất là về tài chính, thiếu sự phân công chuyên môn hoá hay hợp tác hoá trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các đơn vị hầu hết là không có hoặc nếu có thì cũng là do có sự điều hành hành chính từ TCty chứ chưa thực sự vì mối quan hệ kinh tế và lợi ích kinh doanh của các DN.

+ Quan hệ giữa các DN thành viên trong TCty với nhau chưa có sự đổi mới thực sự, hầu hết các DN thành viên quen với nếp hoạt động hoàn toàn độc lập. Liên kết giữa các DN thành viên trong TCty về cơ bản là sự liên kết của các đơn vị thành viên của một chủ sở hữu duy nhất đó là Nhà nước. Mối quan hệ này chưa phù hợp với mối quan hệ của các đơn vị trong một TĐKT.

+ Mối liên kết giữa các đơn vị thành viên của TCty chủ yếu mang tính liên kết nội bộ theo cơ chế hành chính, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có. Các đơn vị thành viên do có cùng ngành nghề lĩnh vực sản phẩm, đối tượng khách hàng và thị trường nên còn coi trọng đến lợi ích cục bộ của đơn vị mình, chưa vì quyền lợi chung của Tổng công ty.

- Về cơ chế tài chính

Các DN thành viên thời gian hoạt động ban đầu có đóng góp phí quản lý cấp trên, tập trung một phần quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho TCTy. Những DN thành viên hoạt động hiệu quả lại không nhận được sự hỗ trợ tương xứng với mức đóng góp, ngược lại những DN kinh doanh kém hiệu quả thì ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, bao cấp của TCty. Điều này

đã triệt tiêu động lực phát triển của các DN thành viên; mặt khác DN thành viên kinh doanh có lãi thì cứ nộp thuế, còn những DN kinh doanh thua lỗ thì TCTy không bù trừ hỗ trợ lẫn nhau giữa các DN làm được, do vậy vai trò điều hòa của TCty không thực hiện được.

Quan hệ về vốn, tài sản giữa TCty với DN thành viên là quan hệ giao - nhận. Nguồn vốn nằm phân tán ở các DN thành viên, TCty không tập trung được nguồn lực để đầu tư cho các dự án trọng điểm, có tầm chiến lược, cơ chế tài chính hiện tại chưa khuyến khích việc nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, từ đó làm giảm khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực chất xám của hệ thống quản lý.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w