Những mặt tồn tại:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 73)

C. nhánh XNKLS

3.3.2.1.Những mặt tồn tại:

g/ Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư toàn danh mục:

3.3.2.1.Những mặt tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình tổ chức quản lý tổng công ty theo mô hình CTM – CTC vẫn còn có một số hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành SXKD. Đó là:

- Việc xây dựng định hướng chiến lược phát triển của TCty đã có nhiều tiến bộ, nhưng tiến độ triển khai vẫn còn chậm.

- Công tác tài chính: Hệ thống kế toán tài chính tại một số công ty trong TCty còn hạn chế. Quản lý sổ sách kế toán chưa chặt chẽ, công tác quyết toán còn chậm. Việc theo dõi công nợ chưa thường xuyên và xử lý các tồn tại cũ để lại chưa dứt điểm ...

- Công tác đầu tư của TCty trong năm 2010 vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, chưa hình thành được các khu công nghiệp theo vùng. Vai trò điều hành sản xuất chế biến gỗ của toàn TCty còn chưa rõ nét nên hiệu quả

thấp và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thương hiệu của TCty, nhất là tại các tỉnh phía Bắc.

- TCty hoạt động theo mô hình CTM - CTC nhưng sự gắn kết giữa TCty với một số công ty thành viên vẫn còn lỏng lẻo, còn nặng về hành chính. Công tác thị trường, xúc tiến thương mại còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

- Công tác cán bộ: chưa có giải pháp khắc phục hạn chế về lực lượng cán bộ tham gia Người đại diện còn mỏng, kiêm nhiệm nên chưa thường xuyên tới doanh nghiệp để nắm bắt hoạt động doanh nghiệp.

Do số lượng doanh nghiệp nhiều, trong đó một số doanh nghiệp còn nhiều tồn tại từ công ty Nhà nước chuyển sang, trong khi lực lượng cán bộ còn mỏng nên đối với một số trường hợp, Tổng công ty chưa kịp thời cử cán bộ thường xuyên tới doanh nghiệp để nắm hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

- Khâu sản xuất công nghiệp chế biến gỗ: TCty chưa quan tâm đúng mức tới công tác giám sát, kiểm tra quản lý định mức, giá thành sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm đối với các CTC, vì vậy còn nhiều lãng phí, thất thoát, đã làm tăng giá thành sản phẩm mà chưa có biện pháp ngăn chặn cũng như khắc phục được kịp thời.

- Khâu thị trường vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu, còn bị động, lúng túng, chưa có sự liên kết, trao đổi thông tin thị trường giữa TCty với các công ty và giữa các công ty với nhau.

- Khâu lâm nghiệp: Nhiều hồ sơ thiết kế khai thác của các công ty còn chưa chuẩn xác, công tác phê duyệt và xác định giá rừng chưa kịp thời nên đã ảnh hưởng tới hiệu quả bán rừng, mùa vụ khai thác cũng như trồng rừng lại trên diện tích đã khai thác. Nhiều đơn vị lâm nghiệp chưa đạt được kế hoạch trồng rừng được giao, nguyên nhân do công tác chuẩn bị chưa tốt, để dân lấn

chiếm đất đai và khai thác chưa đúng tiến độ.

- Công tác khoa học kỹ thuật còn thụ động trong việc liên kết giữa các công ty, để trao đổi mẫu mã mới và áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.

Nhìn chung việc chuyển đổi TCty Lâm nghiệp Việt nam sang hoạt động theo mô hình CTM – CTC đã có những biến đổi mạnh mẽ về chất, đem lại hiệu quả tích cực trong các đơn vị của TCty, sự ràng buộc giữa CTM và CTC ngày càng rõ, tạo sự gắn kết về quyền lợi và trách nhiệm cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 73)