C. nhánh XNKLS
g/ Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư toàn danh mục:
3.4.1. Định hướng phát triển của Vinafor trong thời gian tớ
Sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của Tổng công ty – CTM-CTC và nâng cao hiệu quả hoạt động của Vinafor trong thời gian tới cần tập trung vào chiến lược xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế lâm nghiệp. Cơ sở để xây dựng mô hình phát triển của Tổng công ty trên một số nét cơ bản mang tính đặc thù của Vinafor như sau:
a/ Về trồng rừng nguyên liệu:
- Hiện nay Vinafor là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT thực hiện nhiệm vụ trồng rừng kinh tế với quy mô lớn. Tổng diện tích tự nhiên rừng và đất rừng hiện nay Vinafor đang quản lý để tổ chức sản xuất khoảng 130.000ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía
Bắc, miền Trung Tây nguyên và miền Đông nam bộ, cũng như tại một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trồng rừng của TCty hàng năm mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng tại các tỉnh miền núi xa xôi, hẻo lánh phía Bắc và Tây Nguyên của đất nước. Mỗi năm đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu công lao động cho đồng bào dân tộc miền núi tại các địa phương có dự án trồng rừng nguyên nhiên. Góp phần nhằm tăng cường củng cố công tác an ninh, quốc phòng tại các tỉnh biên giới. Tạo ra các vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung để góp phần cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ như công nghiệp giấy, góp phần làm giảm tỷ lệ gỗ nguyên liệu mà hàng năm phải nhập khẩu về Việt nam để phục vụ cho nhu cầu sử dụng gỗ trong nước và xuất khẩu.
b/ Về công tác khoa học công nghệ :
Do Tổng công ty đang nghiên cứu và lưu giữ một số nguồn gien giống gốc cây lâm nghiệp quý hiếm: Hiện nay, TCty Lâm nghiệp Việt nam có 8 đơn vị trong đó có 7 đơn vị có từ 50 đến 100% vốn nhà nước chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu, lưu trữ một số nguồn gien giống gốc và sản xuất một số giống cây lâm nghiệp quý hiếm có giá trị kinh tế cao, thậm chí có một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy TCty đang rất nỗ lực cố gắng tiếp tục nghiên cứu, lưu giữ và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh góp phần đóng góp vào việc lưu giữ, bào tồn một số nguồn gien giống cây lâm nghiệp quý hiếm có giá trị kinh tế cao.
c/ Về sản xuất chế biến gỗ:
Trong những năm gần đây Vinafor rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển các nhà máy chế biến ván nhân tạo đặc biệt ở những vùng miền núi nơi đã có vùng nguyên liệu rừng trồng tương đối ổn định, góp phần tạo đầu ra cho gỗ rừng trồng cho người dân vùng núi để tạo thu nhập ổn định từ sản xuất nghề rừng và tránh được việc tư thưong ép giá người dân khi trồng rừng có
sản phẩm.
- Từ thực trạng vị trí, vai trò của TCty là doanh nghiệp SXKD lâm nghiệp, không những chỉ mạng lại những lợi ích kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho xã hội và an ninh quốc phòng. Chính vì vậy Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam xây dựng định hướng chiến lược phát triển Tổng công ty theo hướng ngành đặc thù và xây dựng tầm phát triển của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam là thành tập đoàn Lâm nghiệp do nhà nước thành lập và nắm giữ.