0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Điều kiện hình thành TCty nhà nước sang mô hình CTM –CTC

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON (Trang 39 -39 )

- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý tạ

2.3.3. Điều kiện hình thành TCty nhà nước sang mô hình CTM –CTC

Việc hình thành mô hình CTM - CTC cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản như: tất yếu kinh tế, tự nguyện và chi phối theo sức mạnh kinh tế. Các nguyên tắc này được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc hình thành hình thức CTM - CTC cần phải dựa trên tất

yếu kinh tế, do nhu cầu thực sự phải liên kết với nhau để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, phát triển sang lĩnh vực mới v.v. Điều này khác với các TCty nhà nước hiện nay - chủ yếu dựa trên sự ghép nối mang tính cơ học theo mệnh lệnh hành chính là chủ yếu.

Thứ hai, nguyên tắc cơ bản hình thành mô hình CTM - CTC là liên kết

tự nguyện giữa các DN độc lập với nhau theo những phương thức khác nhau. Cho dù CTC do CTM thành lập với 100% vốn của CTC thì CTC vẫn có tính độc lập tương đối trong kinh doanh và bình đẳng với CTC trước pháp luật.

Thứ ba, mối quan hệ giữa CTM và CTC cũng như sự chi phối hay tác

động của CTM đối với CTC chủ yếu thông qua thực lực kinh tế của CTM, tỷ lệ vốn góp của CTM trong CTC, thương hiệu, uy tín kinh doanh, thị trường... của CTM. Điều này khác căn bản với các TCty hiện nay- chủ yếu thông qua quyết định hành chính.

Thứ tư, CTM - CTC dựa trên nguyên tắc đa dạng sở hữu. CTM cũng như

CTC có thể do nhiều chủ sở hữu khác nhau. Thực tế cho thấy, nếu chỉ do một chủ sở hữu thì không cần thiết phải hình thành loại hình này mà là loại hình doanh nghiệp một chủ tư nhân (ở Việt Nam gọi là DN tư nhân).

Thứ năm, nguyên tắc tách bạch rõ ràng giữa quyền sở hữu vốn và quyền

kinh doanh. Cho dù CTM nắm giữ 100% vốn của CTC thì CTC vẫn có quyền chủ động kinh doanh theo quy định của pháp luật. CTM không được can thiệp sâu vào hoạt động của các CTN quá giới hạn theo luật định. Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quy định: "Tuỳ thuộc và loại hình pháp lý của CTC, CTM thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với CTC". Luật này còn quy định rõ: "Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa CTM và CTC đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập"

PHẦN III

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON (Trang 39 -39 )

×