0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển của Vinafor

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON (Trang 41 -42 )

- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý tạ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinafor

Được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4/10/1995 Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ký Quyết định số 667/TCLĐ thành lập TCty Lâm sản Việt nam (đến ngày 18/12/1997 được đổi tên là TCty Lâm nghiệp Việt Nam), trên cơ sở sáp nhập 10 TCty và liên hiệp thuộc Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ NN &PTNT.

Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam là DNNN có tên giao dịch quốc tế : Việt nam Forest Products Corporation (Tên viết tắt: VINAFOR). Trụ sở chính của Tổng cơng ty tại: 127 phố Lị Đúc – Quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội. Chi nhánh và Văn phòng đại diện của TCty được đặt tại 3 thành phố chính là TP Đà Nẵng, TP Quy Nhơn (Tỉnh Bình Định); TP.Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của TCty thời điểm đầu được quy định như sau:

- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành nghề, công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, cơ khi lâm nghiệp, xây dựng cơng trình lâm nghiệp, kinh doanh lâm sản trong nước, xuất nhập khẩu lâm sản, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp

- Trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành nghề sau: Trồng rừng nguyên liệu công nghiệp; khai thác, vận tải lâm sản; Chế biến gỗ và nông lâm sản, kinh doanh và XNK nông - lâm sản;

- Kinh doanh XNK thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống; chế tạo sủa chữa cơ khí;

- Xây dựng cơng trình cơng nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch lâm nghiệp…vv. Tận dụng các năng lực hiện có của TCty để thực hiện kinh doanh nhiều ngành nghề phải theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiên cứu khoa học và cơng nghệ có liên quan; - Đào tạo cơng nhân kỹ thuật theo kế hoạch được nhà nước giao;

- Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển các ngành nghề được giao kinh doanh.

Các đơn vị thành viên của Vinafor tại thời điểm thành lập như sau:

+ Có 97 đơn vị đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã đăng ký theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991;

+ Có 09 đơn vị thành viên là đơn vị hạch tốn phụ thuộc Vinafor; + Có 03 đơn vị thành viên là đơn vị sự nghiệp thuộc Vinafor ;

+ Có 06 doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi có vốn của đơn vị thành viên là đơn vị trực thuộc Vinafor;

Bộ máy quản lý và điều hành của Vinafor được quy định:

+ Hội đồng quản trị (HĐQT): TCty được quản lý bởi Hội đồng quản trị; Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc, 1 thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát.

+ Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước của Bộ NN &PTNT với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời chịu sự quản lý của cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Luật DNNN và các quy định khác của pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON (Trang 41 -42 )

×