- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý tạ
2.3.1. Chủ trương của Nhà nước và sự cần thiết chuyển đổi các Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam sang hoạt động theo mô hình CTM – CTC
Từ những phân tích về đặc điểm hạn chế của các TCT nhà nước ở Việt Nam cho thấy mô hình này chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Các TCT trên thực tế vẫn là các DNNN thuần túy. Mối liên hệ chủ yếu giữa các TCT và các cơ quan chủ quản và giữa TCT với các DN thành viên tuy có một số cải thiện nhất định, song cơ bản vẫn là mối quan hệ thiên về quản lý hành chính. Chính vì vậy, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, hình thức liên kết của DNNN nói chung, TCT NN nói riêng vẫn đang là một yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới các DNNN ở Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh phải tiếp tục thực hiện đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các DNNN theo hướng chuyển sang hoạt động mô hình CTM – CTC. Nghị quyết Trung ương lần thứ 9 khóa IX đã khẳng định lại chủ trương này:
“Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCty nhà nước. Tổng kết thí điểm việc chuyển sang hoạt động theo mô hình CTM – CTC; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh do TCty nhà nước làm nòng cốt”.
Mô hình này cũng được định hình rõ về mặt pháp luật: từ Luật Doanh nghiệp năm 2005; Việc chuyển TCTy nhà nước theo mô hình CTM-CTC với CTM là Công ty TNHH 1 thành viên NN, căn cứ Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, Nghị định số 95/2006/NĐ-CP và Nghị định số 25/2010/NĐ-
CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý TCTy nhà nước theo mô hình CTM-CTC và một số văn bản liên quan khác.
Việt chuyển đổi tổ chức lại TCty nhà nước sang hoạt động theo mô hình CTM – CTC nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế quản lý đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích giữa CTM – CTC; tăng cường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết, tạo điều kiện để phát triển, hình thành các TCT mạnh ở Việt Nam.
Việc chuyển đổi, tổ chức lại TCty nhà nước theo mô hình CTM – CTC nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực, quy mô và phạm vi kinh doanh của Công ty, thúc đẩy việc tích tụ, sử dụng tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác của công ty để đầu tư, góp vốn và tham gia liên kết với các DN khác, đẩy mạnh việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên của TCty.
Việc chuyển các TCty sang mô CTM - CTC còn do tính tương thích của mô hình này đối với các TCty. Thực tế đổi mới, sắp xếp các TCty ở Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp như cổ phần hoá, giảm bớt phần vốn của NN, chuyển đổi sang các mô hình khác và thậm chí cả giải thể một số TCty. Tuy nhiên, các biện pháp đó cũng không thể thực hiện giúp đổi mới toàn bộ các TCty hiện nay một cách hiệu quả. Do vậy, việc chuyển sang mô hình CTM - CTC như một giải pháp với tính tương thích cao và có hiệu quả trên thực tế. Điều này thể hiện cụ thể như sau:
- Với mô hình CTM - CTC, các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa vẫn có thể nằm trong vòng kiểm soát, điều tiết trực tiếp của Nhà nước thông qua CTM là các công ty nhà nước, điều mà TCty 90, TCty 91 không làm được khi các DNNN chuyển đổi sở hữu không của nhà nước 100% như đã và đang làm. CTM với danh nghĩa cổ đông sẽ can thiệp vào CTC. Còn TCty bằng
quan hệ hành chính không thể can thiệp vào các CTC được khi các CTC không còn là DNNN nữa.
- Với chức trách, thẩm quyền quản lý vốn nhà nước theo kiểu công ty, các CTM sẽ chủ động tích cực chi phối các DNNN được giao quản lý, từ đó, quá trình cổ phần hóa DNNN sẽ tích cực hơn, nhanh chóng hơn do khắc phục được hai nguyên nhân cản trở cổ phần hoá là: sự không mong muốn của chính các nhà quản lý trực tiếp DNNN và sự thờ ơ của các TCty 90, TCty 91. Một bên bị mất quyền lợi do quá trình cổ phần hóa, một bên thì chẳng nhận được gì, thậm chí cũng bị mất quyền lợi ở mức độ nhất định. Nhưng khi chuyển thành CTM, nhà nước sẽ giao vốn của tất cả các doanh nghiệp nhà nước thành viên, trao quyền và trách nhiệm bảo toàn, sinh lợi số vốn này cho CTM. Các CTM sẽ tìm mọi biện pháp để thực hiện nghĩa vụ bảo toàn và sinh lời vốn trước nhà nước. Cơ chế quản lý nhà nước đối với CTM cũng là cơ chế tự hoạch toán. Với quyền hành mới, vì trách nhiệm và lợi ích của chính mình, các CTM sẽ không thờ ơ với tình trạng yếu kém của nhiều DNNN thành viên. Họ sẽ cổ phần các DN này, biến chúng thành công ty con. Với những DNNN không thể hoặc chưa thể cổ phần hóa, CTM sẽ biến chúng thành công ty TNHH một thành viên. CTM là chủ sở hữu trực tiếp các DNNN này, buộc chúng phải hoạt động theo định hướng của mình.
- Với mô hình CTM- CTC, mà cụ thể là cơ chế cổ đông, các CTM chắc chắn sẽ quản lý các CTC một cách thường xuyên, sâu sát hơn các TCty 90, TCty 91. Thông qua người đại diện của mình tại các CTC, CTM có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất - kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau người đại diện CTM tại CTC, CTM có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của CTC. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả hoạt động của các CTC và cả bản thân CTM. Đó là điều khó
thực hiện trong các TCty hiện nay.
Như vậy, mô hình CTM - CTC có nhiều ưu điểm hơn mô hình TCty. Đó là mô hình liên kết đa chiều, đa sở hữu dựa trên tất yếu kinh tế.