Đánh giá mô hình tổ chức quản lý của TCty Lâm nghiệp Việt Nam khi chuyển sang mô hình CTM – CTC.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 62)

C. nhánh XNKLS

2.2.2.2. Đánh giá mô hình tổ chức quản lý của TCty Lâm nghiệp Việt Nam khi chuyển sang mô hình CTM – CTC.

khi chuyển sang mô hình CTM – CTC.

Sau khi chuyển đổi TCty Lâm nghiệp Việt Nam sang hoạt động theo mô hình CTM - CTC, cơ cấu tổ chức quản lý của TCty đã có những thay đổi quan trọng về cơ chế vận hành so với mô hình tổ chức quản lý của TCty trước đây. Cụ thể:

* Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên với tổng giám đốc

Mối quan hệ giữa CTM với các CTC, công ty thành viên.

Sự vận hành của CTM và các CTC, công ty thành viên liên kết được thể hiện chủ yếu thông qua quyền quản lý tài sản, trong đó CTM là một trong

Quyền và trách nhiệm của CTM đối với CTC được Luật DN năm 2005 quy định tại điều 147, theo đó “Tuỳ thuộc vào tình hình pháp lý của CTC, CTM được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với CTC theo quy định tương ứng” Căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần tỷ lệ góp vốn, có thể chia CTM - CTC thành các nhóm sau:

+ CTC do CTM sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức dưới hình thức

công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc Về mặt pháp lý CTM và các CTC là những pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật, tuy nhiên CTM có khả năng chi phối trực tiếp đến hoạt động của CTC thông qua việc thực hiện quyền sở hữu.

CTM sẽ quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy điều hành của CTC, đồng thời có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của CTC, yêu cầu CTC cung cấp báo cáo tài chính định kỳ hoặc đột xuất nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của CTM

+ Công ty con có vốn góp, cổ phần chi phối (Trên 50%) hoặc quyền điều hành chi phối của CTM: CTM là một trong những thành viên góp vốn/cổ đông của CTC. Mức độ chi phối của CTM đối với CTC tỷ lệ thuận với phần vốn góp của CTM. Mặc dù, CTM chỉ là một trong những thành viên góp vốn/cổ phần chi phối trong số nhiều thành viên góp vốn khác nhưng với số vốn góp/cổ phần chi phối CTM sẽ định hướng hoạt động của CTC đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược của mình.

Công ty Mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên góp vốn/ cổ đông thông qua người đại diện quản lý phần vốn góp tại CTC Người đại diện quản lý phần vốn góp chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của CTC định kỳ hoặc đột xuất báo cáo về tình hình tài chính, kết quả SXKD của CTC. Cơ chế nêu trên thể hiện CTM không trực tiếp điều hành hoạt động SXKD của các CTC mà thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn, cổ đông thông qua người đại diện phần vốn góp của CTM tại các công ty đó để đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn và thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển chung của tổ hợp CTM - CTC.

Với vai trò hạt nhân của mình, CTM sẽ là người định hướng chiến lược kinh doanh chung của tổ hợp CTM – CTC phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của CTM và các CTC. CTM óng vai trò là người phối hợp hoạt động kinh doanh giữa các công ty trong tổ hợp này nhằm phát huy cao nhất nguồn lực của từng công ty, hạn chế tình trạng đầu tư kinh doanh trùng lặp vào một số sản phẩm, dịch vụ dẫn đến sự cạnh tranh trong nội bộ, phân tán, lãng phí nguồn lực và làm giảm hiệu quả kinh doanh chung của tổ hợp CTM – CTC.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w