Tăng cường công tác quản lý vốn và tài sản của TCty:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 86 - 90)

- Tăng cường vai trò của CTM với các CTC, tăng sự gắn kết giữa TCty

3.4.6.Tăng cường công tác quản lý vốn và tài sản của TCty:

- TCty đã ban hành mới Quy chế Người đại diện quản lý phần vốn góp tại các cơng ty con và công ty liên doanh, liên kết với TCty.

- Tăng cường phối hợp, giải quyết đề xuất, kiến nghị của Người đại diện phấn vốn của TCty tại các doanh nghiệp khác:

Trong các năm tới, TCty cần tiếp tục tăng cường cơ chế phối hợp thông tin với người đại diện tại doanh nghiệp, xử lý các vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp như sửa đởi, bở sung điều lệ, góp ý xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, các dự án đầu tư lớn, hỗ trợ về nguồn vốn, về thị trường đầu vào - đầu ra,...góp phần giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao, tăng cổ tức, lợi nhuận được chia về TCty.

Đồng thời, TCty đã chú trọng thực hiện: Tăng tính chủ động của Người đại diện, gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm. Cung cấp thông tin qua trang web TCty, thiết lập đường dây nóng, tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, kết nối các doanh nghiệp.

- Tập trung xử lý những hạn chế, tồn tại có liên quan đến cơng tác quản lý vốn của TCty :

động các nguồn vốn khác trong và ngồi nước: dưới hình thức liên doanh, liên kết. Ngồi các nguồn vốn trên, cịn có thể huy động vốn cho trồng rừng theo các hình thức:

+ Trích lợi nhuận từ khai thác rừng trồng để hình thành quỹ đầu tư trồng rừng. + Tập trung vốn thu hồi được từ khai thác rừng trồng bằng vốn ngân sách trước đây vào quỹ đầu tư trồng rừng.

+ Huy động vốn, ngày công lao động từ các hộ gia đình thơng qua hợp đồng trồng rừng theo hình thức liên kết 4 nhà.

+ Trích một phần lợi nhuận từ các nhà máy chế biến gỗ, từ việc kinh doanh lâm sản và lợi nhuận từ các nguồn kinh doanh khác vào quỹ đầu tư trồng rừng.

+ Sử dụng vốn khấu hao từ các cơng trình phục vụ cho trồng rừng đã được ngân sách đầu tư những năm trước đây (khấu hao vườn ươm, nhà xưởng, trạm trại…).

- Giải pháp về quản lý vốn:

+ Vinafor được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước giao, các loại vốn khác do Vinafor quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vinafor chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước và bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn; đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến TCty như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo hợp đồng đã cam kết. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải theo quy định của pháp luật.

+ Ngoài số vốn nhà nước đầu tư, TCty được huy động vốn dưới các hình thức: vay vốn; nhận vốn góp liên doanh, liên kết và các hình thức khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc huy động vốn khơng làm thay đổi các hình thức sở hữu của TCty Lâm nghiệp Việt Nam.

+ Chủ động, kịp thời trong việc luân chuyển vốn, đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có kế hoạch hỗ trợ cho các đơn vị thành viên vay vốn để giải quyết khó khăn trong SXKD.

+ Hồn thành đề án tin học hóa cơng tác kế tốn tài chính, tạo bước nhẩy vọt và nâng cao chất lượng trong công tác quản lý kinh tế tài chính trong tồn TCT.

+ Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát về tài chính các Cơng ty trực thuộc, Công ty con theo kế hoạch hoặc đột xuất.

3.4.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của TCty

- Tạo đầu ra cho trồng rừng dưới các hình thức:

+ Tăng cường cung ứng gỗ nguyên liệu cho các Nhà máy băm dăm xuất khẩu, và cho các nhà máy ván nhân tạo của Tổng công ty.

+ Cung cấp gỗ XDCB, gỗ bao bì, ghép thanh.

+ Chế biến gỗ để có chất lượng cao hơn phục vụ sản xuất đồ mộc cao cấp. + Cung cấp gỗ mỏ cho ngành than.

+ Trồng rừng gắn với chế biến. Khai thác triệt để thị trường gỗ nhân tạo trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ rừng trồng. Xây dựng cụm cơng nghiệp chế biến gỗ có cơng suất lớn, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường để tiêu thụ gỗ nguyên liệu cho một hoặc nhiều đơn vị trồng rừng đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng. Lựa chọn công nghệ phù hợp để chế biến gỗ keo, bạch đàn có đường kính lớn hoặc xuất khẩu vì những năm vừa qua chủ yếu phát triển mạnh thị trường đầu ra đối với gỗ nguyên liệu, tức loại gỗ có đường kính nhỏ, chất lượng thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ đối với tổng sản phẩm gỗ từ rừng trồng. Đối với các loại gỗ có đường kính lớn hơn và có chất lượng cao hơn thì chủ yếu vẫn tiêu thụ trong nước.

để các thị trường truyền thống, đồng thời cần chú ý phát triển thêm thị trường mới, tìm kiếm thêm hợp đồng xuất khẩu và đẩy mạnh các phương án sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất phục vụ nhu cầu trong nước. Hạn chế thấp nhất lượng nguyên liệu, hàng hoá và sản phẩm tồn kho, nhằm mục tiêu giảm tối đa các thiệt hại về kinh tế của đơn vị, bảo toàn được vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường xúc tiến thương mại:

Đẩy mạnh công tác XNK và xúc tiến thương mại, gắn kết các công ty thành viên tham gia sản xuất hàng xuất khẩu thành khối thống nhất, nhằm tập hợp khả năng tài chính và các nguồn lực khác để đủ sức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.

Tăng cường xúc tiến thương mại để phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước EU, Nhật, Mỹ và một số nước khác. Phát triển thị trường trong nước đối với các sản phẩm tự sản xuất và các hàng hóa nhập khẩu. Với tư cách là Cơng ty Mẹ, Tổng công ty sẽ giao dịch và ký các hợp đồng kinh tế lớn, trên cơ sở đó điều tiết cho các Cơng ty con thực hiện dưới sự chỉ đạo điều hành, quản lý chất lượng chung của Tổng công ty.

- Mở rộng hoạt động kinh doanh và dịch vụ:

+ Tăng cường và mở rộng khâu kinh doanh tại văn phòng TCty để nâng cao hiệu quả hơn nữa. Mở rộng thị trường kinh doanh, đa dạng hóa các mặt hàng vv. Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc cung ứng gỗ nguyên liệu nhằm đảm bảo đủ gỗ cho 2 nhà máy của Cty TNHH sản xuất dăm giấy Vũng Áng, Cái Lân.

+ Chủ động, kịp thời trong việc luân chuyển vốn, đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh, hỗ trợ cho các đơn vị thành viên vay vốn để sản xuất kinh doanh. Chủ động hợp tác đầu tư các dự án với các cơng ty thành viên.

+ Khai thác có hiệu quả các cơng trình đã đầu tư xây dựng xong đưa vào sử dụng tại các thành phố lớn của TCty như Cơng trình 169 Võ Thị Sáu - Tp. HCM, khách sạn Lâm nghiệp Đồ Sơn tại Hải Phòng v.v..

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý của Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con (Trang 86 - 90)