Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 146)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

3.3.2. Phương pháp chuyên gia

Để góp phần nâng cao chất lượng cho các quy trình DHTNN đã đề xuất, sau khi thực nghiệm, người nghiên cứu tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia – những người đã từng tham gia giảng dạy môn KNS trong trường CĐ Sonadezi. Vì hiện tại một số giảng viên có kinh nghiệm với môn KNS trong trường Sonadezi đang có công tác xa, nên số giảng viên người nghiên cứu có thể gặp gỡ, xin ý kiến không nhiều. Thế nên người nghiên cứu xin thêm ý kiến một số giảng viên đã có nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu về môn KNS ở trường Đào Tạo Cán Bộ TP. HCM và trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục, TP. HCM. (danh sách chuyên gia – xem phụ lục số 3.10)

Các vấn đề cần khảo nghiệm được người nghiên cứu trình bày dưới dạng phiếu câu hỏi gồm 11 câu hỏi với các mức độ lựa chọn về: Nội dung bài giảng dạy; Phương pháp giảng dạy bộ môn; Hình thức tổ chức; và phương pháp kiểm tra đánh giá. (chi tiết xem phụ lục 3.9):

Cách thức tiến hành: Người nghiên cứu gởi đến cách chuyên gia nội dung bài dạy, giáo án và các quy trình DHTNN đã thiết kế qua bảng in và files Word; kèm theo phiếu xin ý kiến. Sau đó hẹn từ ngày 1/12 đến 15/12/2011 nhận lại.

Kết quả ý kiến chuyên gia

Bảng 3.14: Thống kê tỷ lệ chuyên gia khảo nghiệm

Số phiếu

Tỷ lệ Học vị

phát ra thu vào Cử nhân Tỷ lệ Thạc sĩ Tỷ lệ

15 12 80% 8 66.67% 4 33.33%

Bảng 3.14, kết quả thống kê đặc điểm mẫu khảo nghiệm chuyên gia. Với số phiếu thu về được 12 phiếu (chiếm 80%), trong đó: 75% chuyên gia có trình độ cử nhân và 25% có trình độ thạc sĩ. Kết quả thống kê trình bày ở bảng 3.3.2 (phụ lục 3.8).

Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, trước tiên, người nghiên cứu xin ý kiến về vấn đề nội dung, cấu trúc của hai chuyên đề đã biên soạn trong môn KNS, kết quả như sau,

Có 100% chuyên gia đồng ý với các nội dung và cấu trúc đã được xây dựng. Có chuyên gia cho rằng, nội dung và cấu trúc đã hợp lý, mang tính logic. 100% ý kiến cho rằng các quy trình thực hiện DHTNN đã được thiết kế trong các buổi học

là phù hợp. Hơn thế nữa, có chuyên gia cho rằng, nếu vận dụng qui trình này, lớp học sẽ rất sôi nổi và hứng thú.

Có 100% ý kiến chuyên gia chọn mức phù hợp về các phương pháp dạy học phối hợp với DHTN trong tiến trình lên lớp. Có ý kiến bổ sung rằng, sự kết hợp này sẽ khắc phục được các yếu tố tiêu cực như: mỏi mệt, nhàm chán trong các buổi học. Với 91.67% chuyên gia cho rằng với sự phân bố về thời lượng dành cho các tiểu kỹ năng đã phù hợp, có 1 ý kiến cho rằng nên thêm thời lượng để sinh viên có đủ thời gian “thẩm thấu” kỹ năng của bài tập (8.33%). Có 91.67% ý kiến cho rằng các phương tiện, đồ dùng dạy học trong các buổi lên lớp là hợp lý và có 1 ý kiến cho rằng nên bổ sung thêm, cụ thể là các phương tiện, vật dụng dùng cho thảo luận nhóm và các phương tiện trực quan (8.33%).

Về các hình thức tổ chức trong các quy trình dạy học đã được cụ thể hóa trong các giáo án, có 100% ý kiến chuyên gia cho rằng đã phù hợp, có ý kiến bổ sung nên gia tăng thêm thời lượng và linh động địa điểm, khung cảnh học tập gần với thực tiễn khác như: xưởng trường, vườn trường hoặc các hình thức hoạt động ngoài trời. Về các ví dụ minh họa và các bài tập rèn luyện tiểu kỹ năng trong các nội dung bài học, có 83.33% chuyên gia cho rằng đã phù hợp; riêng có hai ý kiến cho rằng nên bổ sung, hiệu chỉnh thêm các tình huống nhằm gia tăng sự phong phú và đa dạng cho các buổi thực hành (16.67%). Về quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá môn học, có 91.67% chuyên gia cho rằng đã phù hợp, có ý kiển bổ sung, khi thực hiện như thế sẽ khiến cho sinh viên tham gia tích cực trong việc kiểm tra, không mang tính máy móc hay “trả bài” và đem lại hứng thú cho sinh viên; có một ý kiến cho rằng nên đảm bảo về thời lượng và chú ý đến sự “thiên vị, bè nhóm” trong sinh viên khi đánh giá.

Tìm hiểu về tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài, người nghiên cứu nhận được ý kiến của các chuyên gia như sau: 100% cho rằng vận dụng quy trình này trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên là hợp lý; ý kiến bổ sung, nếu việc thực hiện này sẽ khích thích sự tham gia của sinh viên trong học tập và mang lại cho họ những kỹ năng hữu ích, có tính thực tiễn cao. Với 100% chuyên gia đồng ý về tính khả thi của việc vận dụng nội dung, các quy trình của hai bài học vào việc rèn luyện KNS cho sinh viên; ý kiến bổ sung, cho rằng đây là xu hướng tất yếu của sự phát triển toàn cầu, chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng cao của sinh viên nói riêng và các thành phần tham gia giáo dục suốt đời nói chung.

Với 100% ý kiến các chuyên gia đồng tình, cho rằng phù hợp về việc đưa môn KNS trở thành môn học chính thức, có tính điểm kết quả học tập trong nhà trường hiện nay; ý kiến bổ sung, cho rằng khi được đánh giá kết quả sẽ giúp cho sinh viên gia tăng động cơ, từ đó gia tăng ý thức học tập và việc rèn luyện kỹ năng

sẽ có chất lượng cao. Kết quả ý kiến khảo nghiệm chuyên gia về các mặt nội dung của đề tài được minh họa bằng biểu đồ 3.12.

Quan sát biểu đồ 3.12 cho thấy ý kiến của chuyên gia về các mặt liên quan đến đề tài nghiên cứu. Theo đó, hầu hết các ý kiến chuyên gia đều cho rằng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo quy trình đã được thiết kế là hợp lý; việc vận dụng quy trình này trong giảng dạy môn KNS sẽ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đem lại thành quả tích cực trong việc rèn kỹ năng sống cho người học.

Bên cạnh đó, khảo nghiệm các ý kiến chuyên gia về tính khả thi và tính thực tiễn của đề tài cũng đạt được 100% sự đồng thuận. Một số chuyên gia khẳng định: rất cần thiết phải đưa môn KNS vào chương trình chính quy vì giáo dục KNS hiện nay không những là nhu cầu mà còn là xu hướng tất yếu của thời đại; khi vận dụng các học này sẽ được sự hưởng ứng cao của người học và các ban ngành liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để “vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy môn Kỹ năng sống tại trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi”, người nghiên cứu đã tiến hành trình tự công việc như sau:

Biên soạn nội dung bài giảng, giáo trình môn học, giáo án tích hợp dùng trong thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi và tính hữu dụng của nội dung kiến thức, phương pháp dạy học trong quá trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ.

Thiết kế các quy trình dạy học theo nhóm vận dụng cho toàn buổi học và các quy trình vận dụng xen kẽ trong các tiết học ở hai chuyên đề kỹ năng: Giao tiếp và Làm việc nhóm.

Tổ chức thành công việc dạy học theo nhóm với trình tự dành cho giảng viên và sinh viên được khái quát như sau:

 Giai đoạn 1: Biên soạn nội dung, vấn đề cần học nhóm, lập kế hoạch bài dạy, soạn giáo án tích hợp…

 Giai đoạn 2: các bước lên lớp

 Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

 Bước 2: Quản lý hoạt động nhóm

 Bước 3: Tiến hành thảo luận lớp

 Bước 4: Tổng kết đánh giá

 Giai đoạn 3: kiểm tra đánh giá

Sau khi vận dụng các quy trình DHTN với hai môn kỹ năng, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực từ phía sinh viên như sau:

- Đã có những chuyển biến cụ thể trong nhận thức về các mặt nội dung môn KNS và đem lại hứng thú cho người học. Từ đó, sinh viên đã có thái độ tự giác học tập môn học và năng động với các bài tập rèn luyện.

Minh chứng cụ thể điều này qua quan sát các buổi học, giảng viên không cần điểm danh nhưng sinh viên luôn đến lớp với tỷ lệ trên 95%. Có nhiều sinh viên đã chia sẻ rất chân thực rằng: em cảm thấy rất thích học môn này và em cũng nhận thấy hầu hết các bạn đều không muốn bỏ sót buổi học nào; một sinh viên khác nhận định: môn học đã giúp cho các thành viên trong lớp thêm gần gũi, hiểu nhau hơn.

- Nhận thức về của sinh viên phương pháp học tập cho thấy hầu hết đều có thái độ yêu thích và hào hứng với cách học theo nhóm. Mặt khác, các sinh viên đều nhận ra được những hiệu quả tích cực của bài học, phương pháp học như: rèn luyện thêm kỹ năng tự học, là cơ sở cho viện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn; cơ hội thu thập nhiều kiến thức từ bạn bè, giáo viên…

- Kết quả đánh giá quá trình học tập cho thấy: đã có những kết quả tích cực và cao về nhiều mặt. Có thể kể như: cách chiếm lĩnh nội dung tri thức, liều lượng nội dung tri thức; về rèn luyện các kỹ năng và cách vận dụng các tri thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn… Đó là những yếu tố tiền đề rất tốt, có ý nghĩa hỗ trợ cho sinh viên khi tham gia rèn luyện và vận dụng các kỹ năng nghề nghiệp sau này.

Ý kiến của các chuyên gia, những giảng viên có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy môn KNS cho thấy, hầu hết các ý kiến đều tán đồng với nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức DHTNN thông qua các quy trình đã đề xuất. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng xác nhận tính khả thi và tính thực tiễn của đề tài, với tỷ lệ đồng ý cao.

PHẦN III

KẾT LUẬN

VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)