Qui trình vận dụng xen kẽ trong giờ lên lớp

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 117)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.Qui trình vận dụng xen kẽ trong giờ lên lớp

Chuyên đề Kỹ năng làm việc nhóm: Phần 4, mục 4.3.2, tiết thứ 13. (chuyên đề Kỹ năng giao tiếp xin xem phụ lục số 1.3).

Sau khi xác định chủ đề, mục tiêu kiến thức, kỹ năng sinh viên cần đạt được, người nghiên cứu thiết kế giáo án tích hợp, và xen kẽ nội dung DHTN vào kế hoạch của buổi học. Minh họa sau đây được thiết kế theo quy trình DHTN đã vận dụng xen kẽ trong giờ dạy trên lớp.

Giáo viên Sinh viên

 Chuyển ý: Chúng ta đang tìm hiểu một số công cụ, kỹ thuật hỗ trợ cho các cuộc họp nhóm. Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu kỹ thuật động não, tiếp sau đây chúng ta đến với kỹ thuật “bảng đồ tư duy”

 Diễn giảng: Vai trò, ý nghĩa, cách thức sử dụng kỹ thuật “bảng đồ tư duy” (Mindmap)

Giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ: Tiếp theo, mục tiêu của chúng ta là xác định được ý nghĩa, cách thức thực hiện và tiến hành thực hiện kỹ thuật “bảng đồ tư duy”; nhiệm vụ của mỗi nhóm là hoàn thành bài tập theo nhóm: thực hành vận dụng kỹ thuật “bảng đồ tư duy” với vấn đề như sau: “Vai trò của Kỹ năng

sống”.

Lắng nghe dẫn ý

Quan sát, lắng nghe hướng dẫn về vai trò, ý nghĩa vận dụng, cách thức thực hiện kỹ thuật “bảng đồ tư duy”

Lắng nghe mục tiêu, nhiệm vụ.

+ Giảng viên: Chọn nhóm có phần trình bày “bảng đồ tư duy” phong phú, rõ ràng nhất để biểu dương và nêu nhận xét. Sau đó, giảng viên tiếp tục giảng bài theo giáo án, kế hoạch của buổi học.

 Phân nhóm: Yêu cầu các bạn ngồi 2 bàn gần nhau qui tụ lại thành nhóm khoảng từ 5-8 người. Bầu ra trưởng nhóm và thư ký. Xác định số thứ tự cho các nhóm.

 Phân phối dụng cụ: giấy A3 và bút màu.

 Giao nhiệm vụ: Trong vòng 15 phút, các nhóm thảo luận và xác định các ý tưởng có được từ vấn đề đã cho; trình bày ý tưởng theo kỹ thuật “bảng đồ tư duy” lên khổ giấy A3.

Yêu cầu thực hiện: Thời gian bắt đầu!

Đi dọc theo các nhóm, quan sát sinh viên thực hiện; giải đáp thắc mắc, hướng dẫn, nhắc nhở những sinh viên chưa tập trung làm việc nhóm.

 Quản lý thời gian: Thông báo thời gian còn 30 giây; và hô: các nhóm chuẩn bị: 1,2,3 hết giờ!

 Giải tán nhóm nhỏ: Yêu cầu các bạn dừng thảo luận và trở về vị trí!

Kiểm tra kết quả làm việc nhóm: Xem xét, nhận định kết quả trình bày vấn đề thông qua vận dụng kỹ thuật “bảng đồ tư duy” từ các nhóm.

Mời các nhóm thống kê số ý tưởng bao gồm ý cấp 1, cấp 2 và cấp 3, đã hình thành trong sơ đồ.

Kiểm tra, bổ sung, góp ý cho từng sơ đồ của các nhóm.

Biểu dương nhóm có số ý tưởng phong phú, chính xác nhất.

Đúc kết, nêu một số ý chính cần phải có của nội dung chủ đề.

Chuyển ý sang hoạt động giảng dạy tiếp theo của kế hoạch bài giảng.

Tham gia kết nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký nhóm. Nhận số thứ tự của nhóm.

Nhận dụng cụ làm việc nhóm

Lắng nghe nhiệm vụ, thời gian làm việc nhóm.

Tiến hành thảo luận: suy nghĩ, nêu ý tưởng, thảo luận trong nhóm;

Thư ký nhóm đúc kết trình bày các ý tưởng lên giấy A3 cho các thành viên đều hiểu và nhận biết.

Phân công người giới thiệu kết quả.

 Trở lại vị trí cũ và chuẩn bị trình bày hoặc lắng nghe phần trình bày kết quả của các nhóm khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giơ cao các sơ đồ, kết quả làm việc nhóm với kỹ thuật “bảng đồ tư duy” vừa được thảo luận và trình bày.

Thống kê các ý tưởng theo từng cấp độ.

Quan sát các sơ đồ của các nhóm đã hoàn chỉnh.

Bổ sung, ghi nhận những ý tưởng hay của các nhóm và sau khi giảng viên đúc kết.

Tiếp tục với các hoạt động tiếp theo của bài học.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 117)