Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 101)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

2.2.4. Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Song song với việc xác định thực trạng giảng dạy môn KNS trong trường CĐ CN &QT Sonadezi, người nghiên cứu cũng quan tâm tìm hiểu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn học này. Kết quả khảo sát ý kiến của các cán bộ quản trị tại các đơn vị/ tổ chức doanh nghiệp cho thấy:

Bảng 2.15: Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn KNS Các biện pháp Mức độ cấp thiết (%) Mean SD TH Rất cần thiết Cần thiết chưa cần không sử dụng

Đưa bô môn kỹ năng sống vào

chương trình chính quy 92.59 25.93 0.00 0.00 16.00 12.73 1

Có kiểmtra, đánh giá rõ ràng 81.48 37.04 7.41 0.00 11.33 10.07 2

Xây dựng giáo trình, giáo án

chính thức 77.78 33.33 0.00 0.00 15.00 8.49 3

Khuyến khích sinh viên tự

rèn luyện thêm qua sách, báo. 70.37 33.33 0.00 0.00 14.00 7.07 4

Nâng cao trình độ nghiệp vụ

của giáo viên bộ môn kỹ năng 62.96 25.93 7.41 0.00 8.67 7.64 5

Giúp sinh viên gia nhập thực

tế tại các công ty, tổ chức 55.56 29.63 3.70 0.00 8.00 7.00 6

Sinh viên phải học như một

môn bắt buộc 51.85 37.04 7.41 0.00 8.67 6.11 7

Tăng cường các hoạt động

ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng 51.85 37.04 0.00 0.00 12.00 2.83 8

Tăng cường giờ thực hành kỹ

năng ngoài giờ lên lớp 48.15 33.33 3.70 0.00 7.67 6.11 9

Lồng ghép dạy kỹ năng trong

các giờ chủ nhiệm 48.15 25.93 18.52 0.00 8.33 4.16 10

Có sự phản hồi thường xuyên giữa công ty, tổ chức và nhà

trường

44.44 40.74 7.41 0.00 8.33 5.51 11

Lồng ghép dạy kỹ năng sống

vào những bộ môn phù hợp 40.74 37.04 11.11 0.00 8.00 4.36 12

Biện pháp khác 18.52 11.11 3.70 0.00 3.00 2.00 13 Kết quả bảng 2.56 cho thấy ý kiến của cán bộ quản trị tại các doanh nghiệp về những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức học tập KNS cho sinh viên. Xếp theo thứ tự tỷ lệ từ trên xuống ở mức độ rất cần thiết:

- Hai hạng đầu: Với 92.59% ý kiến đồng ý với biện pháp đưa môn KNS vào chương trình chính quy; 81.48% ý kiến rất cần có kiểm tra, đánh giá quá trình học tập cách rõ ràng; Thứ ba với biện pháp xây dựng giáo trình, giáo án chính thức

chiếm 77.78%; Thứ tư với biện pháp khuyếnkhích sinh viên tự rèn luyện thêm qua sách, báo… với 70.37%; Thứ năm, với 62.96% đồng ý với biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên môn kỹ năng sống. Thứ sáu, với biện pháp giúp sinh viên gia nhập thực tế tại các công ty, đơn vị/ tổ chức doanh nghiệp, chiếm 55.56% tỷ lệ đồng ý.

- Các biện pháp tiếp theo với 51.85% tán thành gồm có: Sinh viên phải được học KNS như một môn học bắt buộc tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện thêm kỹ năng, mean = 12. Các biện pháp cũng được nhiều sự quan tâm như: Tăng cường các giờ thực hành kỹ năng ngoài giờ lên lớp; lồng ghép dạy kỹ năng vào trong các giờ chủ nhiệm (48.15%). Có sự phản hồi thường xuyên giữa

công ty, tổ chức và nhà trường (44.44%); và lồng ghép dạy kỹ năng sống vào những bộ môn phù hợp (40.74%), mean = 8.00.

Kết quả này cho thấy sự quan tâm của các nhà quản trị nhân sự tại các đơn vị/ tổ chức doanh nghiệp về KNS của nhân viên nói riêng và việc đào tạo KNS cho sinh viên nói chung. Những biện pháp được sự đồng ý ở mức cao nói lên tính cấp thiết cần đưa KNS trở thành môn học chính khóa, có đánh giá quá trình. Đồng thời, cũng phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, của thị trường lao động hiện nay trong các ngành nghề, và xem như đây như là một tiêu chuẩn không thể thiếu khi đánh giá trình độ của người nhân viên thời kỳ công nghệ hiện đại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng dạy học môn KNS trong trường CĐ CN&QT Sonadezi. Người nghiên cứu nhận được các kết quả sau:

 Về mục tiêu học tập: hầu hết sinh viên tham gia rèn luyện KNS đều nhằm hướng đến việc rèn thêm kỹ năng nghiệp vụ, nhằm chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai;

 Nội dung môn kỹ năng sống trong nhà trường hiện có 11 chuyên đề kỹ năng. Trong đó, các kỹ năng được sinh viên quan tâm cao như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và quan hệ công chúng (PR). Đây cũng là những kỹ ưu tiên mà thị trường lao động đòi hỏi các ứng viên phải có. Các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và kỹ năng lập kế hoạch.

 Tìm hiểu về hiện trạng đổi mới phương pháp dạy học cho thấy: hiện tại các giảng viên đã có sự đổi mới, cập nhật về các phương pháp giảng dạy nhưng ở những mức độ khác nhau. Tựu trung phương thuyết trình ở dạng diễn giảng vẫn là chính yếu. Các hình thức và phương pháp dạy học hiện đại đã có áp dụng nhưng tần xuất chưa cao. Trong đó, dạy học theo nhóm đã được các giảng viên vận dụng nhưng chỉ ở mức khi có nội dung phù hợp.

Tìm hiểu thực trạng vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ đối với môn KNS trong trường CĐ CN&QT Sonadezi, cho các kết quả sau:

 Hiện nay, tỷ lệ được học với môn KNS chiếm chưa được ¼ số sinh viên thuộc diện khảo sát. Bên cạnh đó, đa số giảng viên khẳng định chỉ dạy theo nhóm ở mức đôi khi hoặc hiếm khi, với mục đích nhằm tích cực hóa người học.

 Đa số giảng viên đã có nghiên cứu đôi chút, và đã từng ứng dụng vào dạy học nhưng mức độ vận dụng rất thấp.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến việc dạy học theo nhóm hiện nay chưa được vận dụng rộng rãi cho thấy, đa số sinh viên cho rằng do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, trong khi tất cả giảng viên đều cho rằng do các giáo viên chưa nắm vững lý luận và thực tiễn của DHTN, và do các Ban ngành chức năng chưa khuyến khích.

Tìm hiểu các biện pháp giúp nâng cao chất lượng đào tạo môn kỹ năng sống cho thấy: hầu hết cán bộ quản lý đều cho rằng biện pháp cấp thiết, thời sự là đưa môn KNS trở thành môn học chính thức trong nhà trường, có kiểm tra đánh giá rõ ràng. Bên cạnh đó, các biện pháp chiếm cần quan tâm như: cần thiết phải xây dựng giáo trình, giáo ánh chính thức; khuyến khích sinh viên tự rèn luyện thêm qua sách, báo…; nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên môn KNS, liên kết đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp.

Tóm lại, qua nghiên cứu về thực trạng dạy học môn KNS trong trường CĐ Sonadezi, người nghiên cứu nhận thấy:

KNS hiện nay là một trong những yêu cầu quan trọng của các tổ chức doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, hiệu quả việc vận dụng các kỹ năng của nhân viên hiện nay chưa cao, mà phần lớn chỉ ở mức trung bình hoặc khá. Tại các doanh nghiệp, các kỹ năng có tính cấp thiết và hữu dụng cần phải đào tạo ngay như: thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm và lập kế hoạch.

Môn KNS đã được giảng dạy trong trường CĐ Sonadezi và nhận được sự quan tâm của sinh viên, tuy nhiên nhận thức về vai trò, tính cấp thiết và tính hữu dụng của các kỹ năng giữa các sinh viên không đồng đều. Do đó, kết quả học tập KNS của sinh viên đa số ở mức trung bình – khá, rất ít sinh viên được đánh giá mức tốt – giỏi. Phương pháp giảng dạy môn KNS trong nhà trường của các giảng viên phổ biến vẫn là các phương pháp truyền thống. Do đó tính tích cực, độc lập nhận thức của sinh viên với bộ môn còn hạn chế.

Do vậy, để nâng cao chất lượng học tập môn KNS cũng như phát huy được tính độc lập, sáng tạo của sinh viên giảng viên cần chú ý, quan tâm nhiều đến các cách thức tiến hành dạy học theo nhóm. Trên cơ sở các thực trạng nêu trên, người nghiên cứu định hướng rằng: Để vận dụng thành công dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy môn Kỹ năng sống trước hết phải biên soạn tài liệu môn học và xây dựng quy trình dạy học.

Chương 3

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ MÔN KỸ NĂNG SỐNG

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)