Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 119)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

3.3.1. Phương pháp thực nghiệm

3.3.1.1. Mục đích, đối tượng thc nghim

Mục đích

Nhằm kiểm tra sự biến đổi về nhận thức, kỹ năng và kết quả học tập môn KNS của sinh viên khi tham gia học theo nhóm, từ đó xác nhận tính hiệu quả, tính khoa học và tính khả thi của DHTN trong môn KNS ở trường; chứng minh tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài.

Nội dung

Thực nghiệm với hai chuyên đề: kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Để đảm bảo tính khả thi của việc vận dụng các quy trình DHTNN đã đề xuất, người nghiên cứu đã thiết kế giáo án dạng tích hợp (xem phụ lục 6: Công văn 1610/TCDN- GV ngày 15/9/2010). Cấu trúc của các bài học được thiết kế theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mỗi bài học gồm một hệ thống hoạt động, trong đó chú trọng các hoạt động theo quy trình DHTN vận dụng cho toàn buổi và xen kẽ trong buổi học

(minh họa ở mục 3.1).

Đối tượng

Người nghiên cứu tiến hành chọn khách thể thực nghiệm (nhóm thực nghiệm) và nhóm đối chứng. Cả hai nhóm được thành lập theo phương thức tương đương về các phương diện:

+ Trình độ đào tạo, nội dung môn học, các điều kiện vật chất, thiết bị dạy học. + Trình độ giảng viên giảng dạy (cử nhân tâm lý - giáo dục), chỉ khác ở

phương pháp, cách thức tổ chức dạy học.

Tiến hành chọn 4 lớp sinh viên thuộc trường CĐ CN&QT Sonadezi, học kỳ 1, niên học 2011 – 2012, trong đó 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm, danh sách cụ thể

(xem phụ lục 4):

Nhóm thực nghiệm (TN):

- 31 sinh viên năm thứ II, lớp QTKD K1, khoa QTKD, hệ vừa làm vừa học - 31 sinh viên năm thứ I, lớp1 CNTT K7, khoa CNTT, hệ chính quy

Với nhóm thực nghiệm, người nghiên cứu thiết kế giáo án tích hợp và triển khai vận dụng dạy học theo nhóm làm chủ đạo.

Nhóm đối chứng (ĐC)

- 32 sinh viên năm thứ II, lớp QTKD K2, khoa QTKD, hệ vừa làm vừa học - 30 sinh viên năm thứ I, lớp2 CNTT2 K7, khoa CNTT, hệ chính quy

Với nhóm đối chứng, người nghiên cứu thiết kế giáo án dạy học chủ yếu vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống.

3.3.1.2. Khảo sát đầu vào

Người nghiên cứu tiến hành kiểm tra trình độ và thái độ học tập với hai nhóm thực nghiệm và đối chứng về bộ môn, từ ngày 5/10/2011 đến ngày 20/10/2011

* Kiểm tra trình độ học tập:

Đề kiểm tra (45p): Anh (chị) hãy cho biết “kỹ năng” và “kỹ năng sống” là gì? Cho ví dụ minh họa? Nêu quan điểm của anh chị về vai trò của Kỹ năng sống trong giai đoạn hiện nay?

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát trình độ đầu vào

Môn Điểm Tỷ lệ %

Yếu Trung Bình Khá Giỏi

KN Giao tiếp TN 38.6 32 29.4 0

ĐC 43.5 31 25.5 0

KN Làm việc nhóm TN 38 33.6 28.4 0

ĐC 40.9 33.5 25.6 0

Dựa trên kết quả khảo sát trình độ đầu vào của hai nhóm tại bảng 3.1, người nghiên cứu nhận xét, trình độ và khả năng học tập của hai nhóm trên là tương đương nhau.

* Kiểm tra thái độ học tập

Bảng 3.2: Thái độ của sinh viên đối với môn KNS

Thái độ Tần số Tần số Tỷ lệ % 2 CNTT1 CNTT2 QTKD1 QTKD2 TN ĐC TN ĐC Rất thích 4 7 7 6 11 13 17.46 21.31 0.637 Thích 18 16 15 16 33 32 52.38 52.46 Bình thường 9 7 10 9 19 16 30.16 26.23 Không thích 0 0 0 0 0 0 0.00 0.00 TC 31 30 32 31 63 61 100.00 100.00

Kết quả bảng 2.2.2 cho thấy thái độ học tập của sinh viên hai nhóm TN và ĐC với môn KNS là tương đương nhau. (p=.637 > .05: kiểm nghiệm 2 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 95%)

Trên cơ sở xác định về trình độ và thái độ của sinh viên đối với môn KNS, người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm sư phạm với nội dung, quy trình môn học đã được thiết kế như đã trình bày ở các mục 3.1; 3.2.

Nội dung dạy học dành cho hai nhóm như nhau, nhưng khi biên soạn giáo án, kế hoạch dạy học, người nghiên cứu chú ý đến các yêu cầu sau:

 Nhóm đối chứng: Tổ chức dạy theo phương pháp truyền thống.

3.3.1.3. Xác định tiêu chuẩn và thang đánh giá

Các phương diện đo lường:

- Nhận thức về mục đích học tập, nội dung môn KNS ở sinh viên - Nhận thức về phương pháp dạy học môn KNS ở sinh viên. - Kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng của sinh viên.

Tiếp cận kết quả thực nghiệm

Người nghiên cứu dùng các công cụ sau để đo lường:

1. Phiếu thăm dò dành cho sinh viên gồm các nhóm câu hỏi về nhận thức mục đích học tập, nội dung các môn kỹ năng, phương pháp dạy học môn KNS, và mức độ thực hiện các kỹ năng tự học. (phụ lục 3.1, 3.2, 3.3)

Phiếu thăm dò được đo 2 lần: đo lần 1 khi sinh viên bắt đầu môn học, đo lần 2 khi sinh viên kết thúc môn học. Với nhóm thực nghiệm, phiếu đo lần 2 được bổ sung thêm 2 câu hỏi liên quan đến thuận lợi và nguyên nhân vận dụng của DHTN.

So sánh kết quả đo giữa hai lần trong cùng một nhóm và so sánh kết quả đo lường giữa hai nhóm, cho biết tác dụng DHTN đối với sinh viên.

2. Phiếu phỏng vấn sinh viên nhằm hỏi sâu thêm hứng thú đối với môn KNS và phương pháp dạy học môn KNS. (phụ lục 3.4)

3. Phiếu đánh giá bài tập thực hành nhằm kiểm tra kết quả rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và kỹ năng giao tiếp của sinh viên. (phụ lục 3.5)

4. Sản phẩm học tập của sinh viên: bài tiểu luận theo nhóm cuối học phần. Tiêu chuẩn đánh giá bài Tiểu luận (phụ lục 3.6)

Chuẩn đo lường

Người nghiên cứu qui ước các chuẩn và cách tính điểm trung bình của các tiêu chí về mặt thống kê như sau:

Các bảng nhận thức có 2 lựa chọn, được chia theo 3 mức độ:

 Mức 1: Không đồng ý (Mean = 0.0  0.29).

 Mức 2: Phân vân (Mean = 0.30  0.59).

 Mức 3: Đồng ý (Mean = 0.6  1.0).

Các bảng nhận thức có 4 lựa chọn, được chia theo 4 mức độ:

 Mức 1: Nhận thức không đúng, không đầy đủ, (Mean = 3.50  4.0).

 Mức 2: Nhận thức đúng, không đầy đủ, không rõ ràng (Mean = 2.5 3.49).

 Mức 4: Nhận thức đúng, rõ ràng, đầy đủ, cụ thể (Mean = 1.00  1.49).

Chuẩn đánh giá bài thực hành và bài tiểu luận (xem phụ lục số 3.5; 3.6)

Cách xử lý bằng toán thống kê

Với các bảng được đánh giá theo thang điểm, các điểm số kết quả học tập, người nghiên cứu tính tần số, tỷ lệ %, trung bình (X), kiểm nghiệm Chi-square nhằm so sánh tỷ lệ giữa các tiêu chí ở các mẫu; kiểm nghiệm t (T-Test) cho 2 mẫu độc lập (nhóm TN với nhóm ĐC) để so sánh trung bình tổng điểm của các tiêu chí sau hai lần đo; và kiểm nghiệm t (T-Test) cho 2 mẫu liên hệ để so sánh trung bình tổng điểm các tiêu chí của từng nhóm, trước và sau thực nghiệm.

Với các nhận xét, kiến nghị của sinh viên và giảng viên, người nghiên cứu tiến hành thống kê các ý kiến.

3.3.1.4. Kết qu thc nghim

3.3.1.4.1. Đánh giá nhận thc ca sinh viên v ni dung môn KNS

Trước tiên, qua phiếu thăm dò, người nghiên cứu đánh giá nhận thức của sinh viên về thái độ học tập đối với môn KNS. Kết quả qua hai lần đo, trước và sau thực nghiệm thể hiện qua bảng 1 (xem phụ lục 3.7)

Thái độ học tập bộ môn

 Ở nhóm đối chứng: Sau khi học xong nội dung hai môn học, đã có sự chuyển dịch nhận thức ở các mức thể hiện thái độ. Sự chuyển dịch theo chiều dương (tăng) ở mức độ rất thích và bình thường, và chiều âm (giảm) ở mức độ thích và không thích nhưng các thay đổi không lớn. Kiểm nghiệm 2, với α= .05 < p=0.854,

(cột 3, bảng 1, phụ lục 3.7) cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 95%. Kiểm nghiệm t cho giá trị sig. = .190> α =.05. Như vậy, cả hai kiểm nghiệm thống kê đều cho thấy quá trình học tập với cách học truyền thống vừa qua không làm thay đổi ở những thái độ tích cực, sự thay đổi nếu có, chỉ xảy ra ở những thái độ thiếu tích cực, với tỷ lệ không lớn. Hệ số Đs – Đt ở mức độ rất thích: 11.48 và

không thích: -3.28).

 Ở nhóm thực nghiệm: Sau khi hoàn thành hai môn KNS với cách học theo nhóm, đã có sự chuyển biết về thái độ đối với môn học này. Sự thay đổi theo hướng giảm ở các thái độ không thích đến thích (hệ số từ -4 đến trên -25%) và tăng (dương) ở mức độ rất thích. Hệ số thay đổi tích cực trên 50%. Kiểm nghiệm 2, với α= .05 > p=0.000 (cột 2); kiểm nghiệm t cho giá trị sig.=.000< α=.05, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 95%. Như vậy, quá trình học tập với cách học theo nhóm bước đầu đã có tác động đến thái độ của sinh viên đối với bộ môn. Minh họa cụ thể về sự thay đổi này được trưng dẫn ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1: Thái độ của sinh viên đối với môn KNS

So sánh hai nhóm sinh viên sau thực nghiệm qua biểu đồ 3.1 và cột Ts-Đs

(bảng 1, phụ lục 3.7) cho thấy, sự thay đổi diễn ra theo chiều dương ở thái độ rất thích (hệ số= 35.47%) và chiều âm ở thái độ bình thường (36.22%). Nghĩa là so với nhóm đối chứng, tỷ lệ sinh viên nhóm thực nghiệm đã giảm ở thái độ bình thường và chuyển sang tăng ở thái độ rất thích môn học này.

Kiểm nghiệm 2, với α= .05 > p=0.003; và kiểm nghiệm t đưa ra giá trị sig.= .000< α =.05, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 95%. Điều này có thể xác nhận, với nhóm sinh viên được tiếp cận KNS thông qua DHTNN đã có chuyển biến về thái độ theo hướng tích cực: rất thích môn học KNS, cao hơn đáng kể (35.47%) so với nhóm sinh viên được tiếp cận KNS thông qua cách học truyền thống.

Mục đích học tập

Tiếp đến, người nghiên cứu đánh giá nhận thức của hai nhóm sinh viên về mục đích học tập môn KNS qua hai lần đo. Kết quả thể hiện tại bảng 3.2.2.

Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về mục đích học tập môn KNS

Mục đích học tập Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng Hệ số

Tt Ts Đt Đs Ts-Đs Ts-Tt Đs-Đt

1.Hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng

nghề nghiệp hiện tại 2.742 1.710 2.871 2.774 -1.065 -1.032 -0.097

2.Chương trình bắt buộc phải học 2.903 2.097 2.968 2.887 -0.790 -0.806 -0.081

3.Áp dụng vào việc rèn luyện các

kỹ năng sống nhằm hoàn thiện

bản thân

2.145 1.661 2.194 2.161 -0.500 -0.484 -0.032

4.Yêu thích môn Kỹ năng sống 2.355 1.758 2.290 2.177 -0.419 -0.597 -0.113

5.Hỗ trợ cho công việc trong

tương lai 2.016 1.435 2.226 2.194 -0.758 -0.581 -0.032

6.Nâng cao kiến thức về nghiệp vụ 1.903 1.565 1.903 2.048 -0.484 -0.339 0.145

7.Mến mộ giảng viên môn học 2.919 1.871 2.629 2.387 -0.516 -1.048 -0.242 8.Đủ tiêu chuẩn thi cử, hoàn

thành chương trình đào tạo 2.484 2.274 2.323 2.226 0.05 -0.21 -0.10

Trước thực nghiệm:

Kiểm nghiệm t đưa ra các giá trị sig. > α= .05, cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm ở mức 95%.

Sau thực nghiệm:

- Với nhóm đối chứng, hệ số mean thay đổi diễn ra ở các mục đích như: yêu thích môn kỹ năng sống với chiều âm, nghĩa là nhận thức tích cực hơn; và nâng cao kiến thức về nghiệp vụ với chiều dương, nghĩa là nhận thức thiếu tích cực (cột Đs-Đt: -0.113; 0.145). Các thay đổi trên đều rất nhỏ. Kiểm nghiệm t của các tiêu chí này cho các kết quả sig. lần lượt = .018; .011<α=.05 (nhưng > α=.01). Khác biệt ý nghĩa ở các tiêu chí này nếu có, chỉ xảy ra ở mức xác xuất sai lầm cấp độ I (95%) và không có khác biệt ý nghĩa ở mức sai lầm cấp độ II (99%).

Riêng với mục đích học KNS vì mến mộ giảng viên môn học có sự thay đổi rõ rệt hơn các mục đích khác (hệ số tích cực X = -0.242); kiểm nghiệm t cho kết quả sig.=.000<α=.05, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 95%. Nghĩa là có một số sinh viên khẳng định, học KNS chỉ vì mến giảng viên, nhưng hệ số mean trên thang đo cho thấy ở mức nhận thức chưa đầy đủ, chưa rõ ràng (X=2.39).

- Với nhóm thực nghiệm, sự thay đổi diễn ra ở nhiều tiêu chí về mục đích, nhưng dễ thấy nhất là mục đích: mến mộ giảng viên môn học; hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, với các hệ số Xthay đổi từ -1.05 đến -1.03 (cột Ts-Tt); kế đó là các mục đích:

chương trình bắt buộc phải học (X= -0.81); yêu thích bộ môn KNS; hỗ trợ cho công việc tương lai (X= -0.597; -581). Các mục đích khác cũng có sự thay đổi đáng chú ý như: nhằm áp dụng vào rèn luyện các kỹ năng nhằm hoàn thiệt bản thân; nâng cao kiến thức về nghiệp vụ (X= -48; -34). Kiểm nghiệm t đưa ra các kết quả sig.=.000<α=.05, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa của các tiêu chí mục đích ở mức 95%. Sự thay đổi này nói lên rằng đã có một số sinh viên đã thể hiện tầm nhìn sâu sắc hơn về tính ứng dụng của kỹ năng sống khi xác định động cơ học tập rõ ràng, chín chắn ở các tiêu chí như: nhằm chuẩn bị cho công việc tương lai (X=1.435), hay hỗ trợ việc rèn luyên kỹ năng nghề hoặc nâng cao kiến thức nghiệp vụ cũng có những thay đổi đáng kể.

- So sánh sinh viên hai nhóm, bảng 3.3 còn cho thấy sự chênh lệch trong nhận thức mục đích học tập của sinh viên nhóm đối chứng với nhóm thực nghiệm sau khi học xong chương trình. Hệ số X(Ts-Đs) nêu lên sự thay đổi diễn ra theo chiều âm ở hầu hết các mục đích, trong số đó các tiêu chí thể hiện sự khác biệt rõ rệt như: hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp hiện tại (hệ số X= -1.03); mến mộ giảng viên môn học; nâng cao kiến thức về nghiệp vụ; yêu thích môn KNS (X= -0.52; 10.48; -0.42). Kiểm nghiệm t đưa ra các kết quả sig.=.000<α=.05, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa của các tiêu chí vừa nêu ở mức 95%. Sự khác biệt này có thể khẳng định, những thay đổi trong nhận thức về mục đích học

tập kỹ năng của nhóm sinh viên thực nghiệm có tính tích cực và rõ ràng hơn nhóm sinh viên đối chứng. Sự khác biệt này được minh họa qua biểu đồ sau:

So sánh kết quả sau thực nghiệm ở hai nhóm qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.2, cho thấy, sinh viên hai nhóm đều có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về mục đích học tập các bộ môn kỹ năng. Các đường nét biểu thị của Đs và Ts đều tập trung lại xung quanh tâm của biểu đồ. Cho thấy các mức độ nhận thức mục đích đã biến đổi theo hướng tích cực. Với nhóm thực nghiệm, (đường Ts), các thay đổi diễn ra theo hướng tích cực, gần tâm hơn; một số tiêu chí đã đạt quy chuẩn về nhận thức ở mức đúng đắn, rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt các mục đích: MĐ5, MĐ6, đã thể hiện tầm nhìn và sự chín chắn của sinh viên khi xem học tập kỹ năng sống như là cách trang bị, đầu tư cho sự nghiệp, công việc tương lai.

Như vậy có thể nhận định, bước đầu dạy học theo nhóm đã đem lại một số ảnh hưởng tích cực đến nhóm thực nghiệm về phương diện xác định động cơ, mục đích học tập môn học.

Nội dung học tập

Kế đó, người nghiên cứu tiến hành đánh giá nhận thức về nội dung kiến thức các môn kỹ năng đã được tham gia học tập. Bảng 3.4 cho thấy kết quả như sau:

Bảng 3.4: Nhận thức của sinh viên về nội dung môn KNS

Nội dung môn học

Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng Hệ số Tt Ts Đt Đs Ts-Đs Ts-Tt Đs-Đt Tt-Đt 1.Gắn chặt, gần gũi với thực tế cuộc sống 0.68 0.92 0.97 0.44 0.48 0.24 -0.53 -0.29

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)