Nghĩa của dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 48)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.4.3.nghĩa của dạy học theo nhóm

Ưu điểm

Cơ sở lý luận và nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, khi được tham gia làm việc trong một nhóm, người học có nhiều cơ hội vận dụng các phương pháp, nguyên tắc mà họ đã được học từ trường lớp hay xã hội. Người học có thể đưa ra những giải pháp riêng cho nhóm về một vấn đề mà trong phương pháp thuyết trình, họ khó có thể trao đổi với nhau hoặc trao đổi rất ít. [36,tr.31]

Bên cạnh đó, làm việc nhóm đưa học sinh vào các hoạt động buộc phải phát biểu, nói năng nhằm hướng vào giải quyết nhiệm vụ chung (task-centered skills). Qua đó, có dịp thực hành những kỹ năng như: sáng tạo, đáng giá, tổng hợp và phân tích; kỹ năng thuyết phục người khác đồng thời với kỹ năng lắng nghe và chấp nhận ý kiến người khác. Đấy chính là những kỹ năng phổ thông (common skills) cần có, và sẽ giúp ích trong các môi trường làm việc khác sau này.

Mặt khác, khi làm việc cùng nhóm, học sinh sẽ tự phát hiện những mặt mạnh, yếu của bản thân và bạn bè. Đó chính là cơ sở hình thành năng lực tự kiểm tra và đánh giá, hoàn thiện bản thân để thích ứng; và thành những năng lực hợp tác, cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ học tập mà khi thực hiện từng cá nhân sẽ không không đạt kết quả như mong muốn.

Cụ thể, các mặt ưu điểm của dạy học theo nhóm:[49]

-Về mặt nhận thức: Người học ý thức được khả năng của mình; Nâng cao niềm tin vào việc học tập; Nâng cao khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, thông tin về sự việc vào giải quyết các tình huống khác nhau

-Về các mặt quan hệ xã hội: Cải thiện các mối quan hệ giữa các cá nhân; Dễ dàng trong làm việc theo nhóm; Tôn trọng các giá trị dân chủ; Tôn trọng được sự khác nhau của các giá trị văn hóa….

Hạn chế

Bên cạnh các ưu điểm, học tập theo nhóm cũng có những mặt hạn chế nhất định: Nhóm có thể đi chệch mục tiêu, yêu cầu đề ra hoặc một vài học sinh có cá tính, quyết đoán điều khiển, khuynh loát (hijacked). Một số thành viên có thể trở nên thụ động, lệ thuộc, bị điều kiển và mất dần tính tích cực. Hoặc cả nhóm sẽ trở thành những “kỵ sĩ tự do” (free riders), nếu không nắm được công việc cá nhân cụ thể. Nhóm kém hiệu quả có thể vì vị trí chỗ ngồi bị khuất, học sinh không nghe rõ, hoặc không nhìn được nhau.

Các khó khăn trên có thể được khắc phục nếu có sự phân công trách nhiệm, định hướng mục tiêu rõ ràng và có sự quản lý, bao quát lớp tốt. Dạy học theo nhóm cũng sẽ trở nên kém hiệu quả khi bị lạm dụng, nghĩa là sử dụng quá nhiều hoặc quá lâu.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 48)