8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐ CN&QT SONADEZI
2.1.1. Hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi (gọi tắt là trường Cao đẳng Sonadezi) được thành lập ngày 01/6/2005 theo Quyết định số 2979/QĐ-BGDĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại do Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa đầu tư và trực tiếp quản lý. Và Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý của về mặt trách nhiệm Nhà nước [51].Sau gần 07 năm đi vào hoạt động, trường hiện có trên 30 giảng viên, cán bộ cơ hữu với 06 Khoa, đào tạo 14 ngành thuộc các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và xã hội với quy mô tuyển sinh gần 1300 sinh viên/năm. Hàng năm nhà trường cung cấp khoảng 300 đến 400 cử nhân Cao đẳng cho thị trường lao động, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt trên 90%.
Là trường mới thành lập, Sonadezi chú trọng đến các yếu tố tạo nên chất lượng và sự khác biệt so với các trường Đại học, Cao đẳng khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận. Triết lý đào tạo của nhà trường là đảm bảo tính hệ thống và toàn diện của kiến thức. Chương trình đào tạo của tất cả các ngành đều theo mô hình chung, thống nhất cho toàn khóa học, bao gồm khối kiến thức về chính trị - xã hội, kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, thể lực và quốc phòng. Ngoài ra, nhà trường cũng tăng thời lượng học ngoại ngữ, tin học và bổ sung việc huấn luyện các kỹ năng mềm giúp người học hoàn thiện hơn về nhân cách và kỹ năng nghề nghiệp. Ưu điểm của chương trình đào tạo này, theo một khía cạnh nào đó cũng chính nhược điểm. Chương trình đào tạo của Trường còn nặng (trung bình 150 - 160 đơn vị học trình cho 01 khóa học, không tính các buổi đi tham quan thực tế, học chuyên đề…).
Với chủ trương gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, Trường Cao đẳng Sonadezi định hướng xây dựng nội dung chương trình sát với nhu cầu thực tế, chú trọng đến thực hành; mở rộng và bổ sung, nâng cao các môn kỹ năng sống cần thiết cho sinh viên.
2.1.2. Sứ mạng
Mục tiêu chiến lược của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng và tay nghề vững chắc; Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thích ứng nhanh với công việc thực tế, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; và quan trọng hơn cả là giảm thiểu chi phí “đào tạo lại”. Với chủ trương đào tạo gắn liền với nhu cầu và thực tế sản xuất của doanh nghiệp, các mục tiêu đào tạo được cụ thể hóa như sau:
- Lý thuyết gắn liền với thực hành, dành nhiều thời gian thực hành tại xưởng trường và cơ sở sản xuất;
- Cung cấp cho người học kến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm nâng cao năng lực tự chủ, sáng tạo và nhạy bén với thị trường;
- Chuyển giao cho người học các tri thức, phương pháp học và nghiên cứu tiên tiến về lãnh vực công nghệ và quản lý dựa trên kinh nghiệm thực tế và kết quả thực nghiệm của các trường nổi tiếng của nước ngoài;
- Đào tạo và rèn luyện cho người học những kỹ năng quản lý cần thiết trong xử lý công việc để có thể thực thi nhiệm vụ một cách độc lập, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
2.1.3. Quy mô đào tạo
Hiện nay, trường có 5 chương trình đào tạo các hệ: cao đẳng, trung cấp, liên thông, vừa làm vừa học và các lớp ngắn hạn; Với các ngành nghề tùy vào từng hệ đào tạo. Trong phạm vi đề tài, người nghiên cứu trình bày hai hệ đào tạo có liên quan như sau:
Hệ Cao đẳng
-Chính quy tập trung, thời gian đào tạo: 3 năm
-Với Ngành đào tạo:
Công nghệ Da - Giày
Công nghệ May
Quản Trị Kinh Doanh
Tài Chính Ngân Hàng
Kế Toán
Tiếng Anh Thương Mại
Tiếng Hoa Thương Mại
Công Nghệ KT Xây dựng
Quản Trị Mạng
Thiết kế thời trang
-Đối tượng tuyển sinh: thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, khối thi: A, D1, D4, V; hình thức: xét tuyển
-Điều kiện tốt nghiệp: Những sinh viên có đủ các điều kiện sau sẽ được xét công
nhận tốt nghiệp
Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ 5 trở lên
Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất
-Văn bằng sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Cao đẳng (ngành nghề tương ứng)
Hệ vừa làm vừa học
-Thời gian đào tạo: 3.5 năm (vào 4 buổi tối trong tuần hoặc Thứ Bảy và Chủ Nhật)
-Ngành đào tạo:
Quản Trị Kinh Doanh
Kế Toán
-Đối tượng dự tuyển: tốt nghiệp PTTH; miễn thi tuyển nếu đã tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH.
-Môn thi tuyển: Toán, Văn và Ngoại ngữ
-Văn bằng sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Cao đẳng (ngành nghề tương ứng) hệ VLVH
2.1.4. Một số đặc điểm của sinh viên
2.1.4.1. Vềphương diện nhận thức
Cũng như các sinh viên trong cùng độ tuổi, sinh viên trường Cao Đẳng Sonadezi thể hiện rõ đặc điểm tâm lý lứa tuổi ở sự hoàn chỉnh trong các hoạt động trí tuệ và tư duy, nhận thức. Phần lớn sinh viên thể hiện rõ tính độc lập và logic của tư duy trong các lập
luận, phân tích, so sánh các vấn đề thực tiễn; hoạt động khái quát hóa đã định hình cách tương đối, có định hướng. Sinh viên đã có vốn kiến thức tích lũy từ phổ thông và giai đoạn chuẩn bị vào trường cao đẳng, nên kinh nghiệm nhận thức và phát huy trong các nhiệm vụ học tập. Nhận thức về những vấn đề giá trị, lối sống và quan hệ của cá nhân với các yếu tố vĩ mô: kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức… được các bạn phân định khá rõ và dần trở thành những thuộc tính tâm lý ổn định thể hiện qua các cư xử, giao tế và các quan điểm sống.
Phần lớn sinh viên đều thể hiện sự khát khao trong hoạt động học tập và rèn luyện để phát triển bản thân. Nếu nội dung, chương trình và môi trường học tập đôi khi thiếu sự hấp dẫn, thu hút cũng gây cho các bạn sự thụ động trong học tập nhưng đó không phải là thể hiện của sự yếu kém về nhu cầu học tập và rèn luyện của sinh viên. Các bạn có thể chủ động tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông, sách báo, tài liệu liên quan…. dẫn đến, đôi khi các bạn đi chệch hướng, thậm chí sai lầm với những mảng tri thức, những tìm kiếm không đem lại lợi ích lâu dài. Nhiều bạn thể hiện thái độ dung hòa, vừa cố gắng chu toàn các nhiệm vụ học tập, vừa không quan tâm nghiên cứu sâu hơn các nội dung trong giáo trình, tài liệu qui định, dẫn đến việc học để đối phó, cho qua. Một số khác, ngoài chuyên chú với việc học tập cũng rất thích tham gia các vấn đề ngoài chương trình đào tạo, các mối quan hệ xã hội, quan hệ tình cảm và xu hướng giao tiếp theo các nhóm.
Do có số vốn khá phong phú nên hoạt động học tập của sinh viên không chỉ gói gọn vào các hoạt động cá nhân như: tự học, tự nghiên cứu tại nhà hay trên lớp mà còn thể hiện rõ ở các hoạt động mang tính tương tác, hợp tác, trao đổi giữa các sinh viên trong lớp, trong nhóm bạn bè. Đây là đặc điểm nổi bật của lứa tuổi, xu hướng coi trọng tình bạn hơn các mối quan hệ khác. Các bạn rất thích chia sẻ ý tưởng, trao đổi tài liệu học tập và thể hiện tư duy phê phán cao; Nhất là khi quan sát và tiếp nhận các vấn đề xã hội như đạo đức, lối sống, kinh tế và đặc biệt là các quan hệ tình cảm (tình bạn, tình yêu)… Trong suy tư của các bạn cũng có phần nào thể hiện các băn khoăn về vấn đề nghề nghiệp tương lai, sự thăng tiến trong xã hội… Các bạn tuy chưa có được sự sâu sắc nhưng những vấn đề về việc làm hoặc liên quan đến kinh tế luôn là các vấn đề thường trực trong ý thức, tình cảm và quan điểm của sinh viên hiện tại.
2.1.4.2. Vềphương diện xã hội
Sinh viên trường Sonadezi hầu hết có hộ khẩu thuộc tỉnh Đồng Nai, chủ yếu là những vùng huyện, thị lân cận thành phố Biên Hòa. Bên cạnh đó, cũng có một số thành phần xuất thân từ các huyện, thị xa thành phố Biên Hòa, các khu vực chuyên về nông – lâm nghiệp.
Xuất thân từ các thành phần lao động khác nhau, các sinh viên đã thể hiện tính tự giác, tự ý thức cao trong các mối quan hệ xã hội. Các bạn đã có khả năng đánh giá được một số mặt mạnh, mặt yếu của bản thân và người khác, tuy còn có những rụt rè, chưa thật
sự tự tin. Nhưng khả năng tự điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức ở sinh viên là rất nhạy bén và rõ nét. Các bạn vừa coi trọng những nét đẹp bên trong tâm hồn nhưng đồng thời cũng dễ dàng chạy theo và hưởng ứng trước những vẻ đẹp hình thức bên ngoài như: model, thời trang,…
Bên cạnh sự nhiệt tình với các sinh hoạt tập thể, phong trào Đoàn, Hội… một số sinh viên lại tỏ ra rất ham mê với việc tìm tòi kiến thức, tài liệu liên quan đến lĩnh vực quản trị, công nghệ thông tin, thiết kế Website, tiếp thị… các bạn tìm tòi không hẳn chỉ thỏa mãn nhu cầu tò mò nhưng còn thể hiện sự định hướng, chuẩn bị cho các lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Đấy cũng là bình thường khi các bạn đã sớm tiếp xúc với môi trường công nghiệp, thương nghiệp ngay tại quê hương mình. Chính điều này đã cho thấy kết quả và nhu cầu giao tiếp xã hội của sinh viên cao và phong phú. Hoạt động học tập là nhiệm vụ nhưng giao tiếp và được giao tiếp với mọi người mới thực sự là nhu cầu và là mối bận tâm của các bạn. Sinh viên thể hiện nhu cầu giao tiếp rõ nhất là với các bạn trong lớp, cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh… sau đó mới đến các bậc phụ huynh, giáo viên và những thành phần khác. Tuy nhận thức đã khá ổn định nhưng những kỹ năng giao tiếp… vẫn còn thể hiện nhiều điểm yếu nơi các bạn. Cụ thể, cách ứng xử, thái độ thiếu tự tin, thiếu hài hòa, cách sử dụng ngôn ngữ, cách trình bày, diễn đạt còn lúng túng, sai sót…
Hầu hết các sinh viên đều mong muốn có việc làm ổn định, tại các khu công nghiệp sau khi ra trường, nhưng cách ứng xử, kỹ năng làm việc và tác phong công nghiệp của các bạn chưa được trang bị chu đáo. Do vậy, rất cần có sự định hướng và trang bị cho các bạn những kỹ năng cần thiết trong đó, các kỹ năng nghề nghiệp và KNS.
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KỸ NĂNG SỐNG
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
Mục đích
Nhằm xác định đúng thực trạng dạy học môn KNS tại trường CĐ Sonadezi. Nội dung
- Thực trạng dạy học môn Kỹ năng sống trong trường CĐ Sonadezi. Qua đó, chú trọng tìm hiểu các vấn đề sau:
•Mục tiêu, nội dung đang thực hiện trong nhà trường; Bên cạnh đó, khảo sát các nhu cầu của các nhà tuyển dụng về KNS.
•Phương pháp dạy học.
- Thực trạng vận dụng DHTNN vào môn KNS trong trường CĐ Sonadezi, chú trọng đến các vấn đề sau:
•Điều kiện, phương tiện dạy học. •Vai trò của người dạy và người học.
- Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục hạn chế, giúp nâng cao chất lượng đào tạo môn KNS trong trường CĐ CN&QT Sonadezi.
Công cụ khảo sát
- Bảng câu hỏi dùng trong bút vấn: dành cho sinh viên và cán bộ tuyển dụng tại các doanh nghiệp có cơ sở thuộc các khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai.
- Bảng phỏng vấn dành cho giảng viên và cán bộ phụ trách cố vấn đào tạo các khoa trong trường CĐ CN&QT Sonadezi.
Chi tiết công cụ khảo sát, xin xem phần phụ lục 2.1 – 2.3.
Đối tượng - mẫu khảo sát
Đối tượng tham gia khảo sát gồm:
+ Giảng viên, cán bộ đào tạo tại các khoa, trường CĐ CN&QT Sonadezi. + Sinh viên lớp QTKD1 và QTKD2, K5, khoa Quản Trị Kinh Doanh, hệ chính quy, trường CĐ CN&QT Sonadezi, niên khóa 2011 – 2012.
+ Cán bộ quản lý, phụ trách nhân sự tại các doanh nghiệp sử dụng lao động có cơ sở đóng trên địa bàn các khu công nghiệp Biên Hòa I, II và các khu vực lân cận TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thời điểm từ tháng 11/ 2011, (danh sách xem phụ lục 2.4).
Cách chọn mẫu
Đối với giáo viên: chọn các giảng viên có tham gia giảng dạy môn kỹ năng sống của trường CĐ Sonadezi.
Đối với cán bộ đào tạo: chọn các khoa có cán bộ phụ trách đào tạo, liên quan đến công tác xây dựng nội dung, chương trình môn kỹ năng sống.
Đối với sinh viên: Chọn sinh viên năm thứ hai trở lên, đại diện cho các sinh viên hiện đang theo học trong chương trình đào tạo chính quy của trường.
Đối với các doanh nghiệp: Chọn ngẫu nhiên các công ty, đại diện cho các tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có tuyển dụng nhân viên hàng năm.
Thống kê mẫu khảo sát được minh họa ở bảng 2.1 (phụ lục 2.4) như sau: + Giảng viên: 10 người, thuộc 5 khoa có thâm niên giảng dạy từ 2 – 10 năm. + Cán bộ đào tạo: 4 người (các khoa: CNTT; QTKD; CNDG; Quan hệ quốc tế);
+ Sinh viên: 83 sinh viên của 2 lớp khóa 5 thuộc khoa QTKD học kỳ 5, niên
học 2011 - 2012;
+ Cán bộ, Quản lý doanh nghiệp: Số phát ra: 50 phiếu, thu về 27 phiếu (chiếm 54%). (danh sách cụ thể, xem phụ lục 2.4).
Trong toàn mẫu khảo sát, nam giới chiếm 33.9% và nữ giới chiếm 66.1%. Thu thập số liệu
Với giảng viên, cán bộđào tạo
+ Trao đổi trực tiếp với các cán bộ phụ trách đào tạo về các vấn đề liên quan đến việc xác định nội dung, thời lượng và chương trình môn KNS của các khoa.
+ Trao đổi trực tiếp với các giảng viên từng tham gia dạy Kỹ năng sống về các nội dung, vấn đề cần tìm hiểu theo bảng câu hỏi gợi ý (các nội dung chính: xem phụ lục 2.3)
Với sinh viên
Quan sát hoạt động dạy và học môn Kỹ năng sống trên lớp của sinh viên.
Trực tiếp phát phiếu khảo sát và hướng dẫn sinh viên thực hiện sau giờ lên lớp, thời điểm từ ngày 5/9 đến 5/10/2011. (nội dung bảng khảo sát, xem phụ lục 2.1)
Với cán bộ tại doanh nghiệp
Trực tiếp đến gặp gỡ, gởi phiếu khảo sát cho các cán bộ - quản lý nhân sự, tại các doanh nghiệp có tuyển dụng trong thời gian vừa qua và hẹn từ ngày 1 đến ngày 10/11/2011 nhận lại. (nội dung chính: xem phụ lục 2.2)
Kết quả các ý kiến thu được từ các phiếu khảo sát và các cuộc phỏng vấn, được mã hóa và nhập liệu vào các phần mềm thống kê: Microsoft Excel 2007 và SPSS 19.0.
Xử lý thông tin
Với các bảng được đánh giá theo mức độ và thang điểm, người nghiên cứu tính tần số, tỷ lệ %, trung bình (X), độ lệch tiêu chuẩn (SD), và kiểm nghiệm Chi- square (2) nhằm so sánh sự khác biệt giữa các tiêu chí.
Với các kết quả phỏng vấn, nhận xét của các đối tượng thuộc diện nghiên cứu, người nghiên cứu thống kê các ý kiến, tính tần số, tỷ lệ %.
2.2.2. Thực trạng dạy và học môn Kỹ năng sống
2.2.2.1. Mục tiêu dạy học
Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn KNS, trước tiên, người nghiên cứu tìm hiểu về mục tiêu học tập môn KNS của sinh viên.
Xác nhận của sinh viên
Bảng 2.1: Mục tiêu học tập môn kỹ năng sống
Mục tiêu học tập Tỷ lệ % Mean SD Thứ hạng
Chuẩn bị kỹ năng phù hợp với nghề nghiệp 85.54
36.14 23.39
1
Muốn trau dồi kiến thức về nghiệp vụ 71.08 2