Đặc điểm, phân loại kỹ năng

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 57)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.5.1.Đặc điểm, phân loại kỹ năng

Đặc điểm

- KN luôn gắn với một hành động cụ thể, là kết quả có thể nhận thấy sau khi hành động diễn ra và được xem như độ khéo léo, thuần thục về mặt kỹ thuật của hành động.

- KN thể hiện sự linh hoạt, tính đúng đắn trong việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có vào trong những tình huống luôn thay đổi. Một hành động chưa thể gọi là kỹ năng nếu diễn ra vụng về, thao tác mắc nhiều sai lỗi, thiếu linh động.

- KN không do bẩm sinh mà đòi hỏi phải được hướng dẫn, luyện tập thông qua quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm theo một mục tiêu cụ thể với thái độ tích cực.

Cấp độ hình thành

Một kỹ năng thực hành được hình thành theo các cấp độ sau: [30, tr. 4-5]: - Bắt chước: quan sát và làm theo một kỹ năng nào đó;

- Thao tác: hoàn thành một kỹ năng theo sự hướng dẫn, không cần phải bắt chước; - Chuẩn hóa: lặp lại chính xác kỹ năng ở mức thuần thục, không cần sự hướng dẫn; - Phối hợp: thực hiện kết hợp nhiều kỹ năng một cách thứ tự, nhịp nhàng, ổn định; - Tự động hóa: hoàn thành một hay nhiều kỹ năng cách dễ dàng, thành thạo.

Phân loại

+ Hiện nay, trên thế giới kỹ năng được chia thành ba nhóm sau: [18, tr.17] - Kỹ năng chuyên môn (Technical skills): gồm các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ,….

- Kỹ năng tư duy, nhận thức (Conceptual skills, Thinking skills): gồm các kỹ năng liên quan đến tầm nhìn, tư duy sáng tạo, tư duy tích cực, tinh thần học tập suốt đời.

- Kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng sống (Life skills) bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề, hoạch định, làm việc tập thể, xây dựng tinh thần đồng đội, thu thập và xử lý thông tin, tự học hỏi…

+Tác giả Lawrence K. Jones phân chia kỹ năng thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng chuyên biệt [14, tr. 10].

Kỹ năng cơ bản

Gồm những kỹ năng cần thiết cho một người bình thường để có thể sống thành công. Chúng được gọi là kỹ năng khởi điểm. Bao gồm những kỹ năng tổ hợp như: nghe, nói, đọc, viết, làm tính…

Kỹ năng đặc biệt

Là những kỹ năng cần thiết cho việc thực hành trong các loại hình nghề nghiệp nhất định. Trong một nghề, người nhân viên cần phải thực hiện một loạt các nhiệm vụ. Từng nhiệm vụ đòi hỏi các kỹ năng riêng. Do vậy, mỗi nghề đòi hỏi những kỹ năng cơ bản và kỹ năng đặc biệt nhất định.

Những kỹ năng đặc biệt thuộc diện “bán được” vì người chủ lao động sẽ trả tiền để nhân viên thực hiện. Nếu nhân viên rèn luyện được những kỹ năng này sẽ kiếm được nhiều tiền hơn; ít bị thôi việc; dễ tìm công việc khác và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 57)