8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
Mục đích
Nhằm xác định đúng thực trạng dạy học môn KNS tại trường CĐ Sonadezi. Nội dung
- Thực trạng dạy học môn Kỹ năng sống trong trường CĐ Sonadezi. Qua đó, chú trọng tìm hiểu các vấn đề sau:
•Mục tiêu, nội dung đang thực hiện trong nhà trường; Bên cạnh đó, khảo sát các nhu cầu của các nhà tuyển dụng về KNS.
•Phương pháp dạy học.
- Thực trạng vận dụng DHTNN vào môn KNS trong trường CĐ Sonadezi, chú trọng đến các vấn đề sau:
•Điều kiện, phương tiện dạy học. •Vai trò của người dạy và người học.
- Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục hạn chế, giúp nâng cao chất lượng đào tạo môn KNS trong trường CĐ CN&QT Sonadezi.
Công cụ khảo sát
- Bảng câu hỏi dùng trong bút vấn: dành cho sinh viên và cán bộ tuyển dụng tại các doanh nghiệp có cơ sở thuộc các khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai.
- Bảng phỏng vấn dành cho giảng viên và cán bộ phụ trách cố vấn đào tạo các khoa trong trường CĐ CN&QT Sonadezi.
Chi tiết công cụ khảo sát, xin xem phần phụ lục 2.1 – 2.3.
Đối tượng - mẫu khảo sát
Đối tượng tham gia khảo sát gồm:
+ Giảng viên, cán bộ đào tạo tại các khoa, trường CĐ CN&QT Sonadezi. + Sinh viên lớp QTKD1 và QTKD2, K5, khoa Quản Trị Kinh Doanh, hệ chính quy, trường CĐ CN&QT Sonadezi, niên khóa 2011 – 2012.
+ Cán bộ quản lý, phụ trách nhân sự tại các doanh nghiệp sử dụng lao động có cơ sở đóng trên địa bàn các khu công nghiệp Biên Hòa I, II và các khu vực lân cận TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thời điểm từ tháng 11/ 2011, (danh sách xem phụ lục 2.4).
Cách chọn mẫu
Đối với giáo viên: chọn các giảng viên có tham gia giảng dạy môn kỹ năng sống của trường CĐ Sonadezi.
Đối với cán bộ đào tạo: chọn các khoa có cán bộ phụ trách đào tạo, liên quan đến công tác xây dựng nội dung, chương trình môn kỹ năng sống.
Đối với sinh viên: Chọn sinh viên năm thứ hai trở lên, đại diện cho các sinh viên hiện đang theo học trong chương trình đào tạo chính quy của trường.
Đối với các doanh nghiệp: Chọn ngẫu nhiên các công ty, đại diện cho các tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có tuyển dụng nhân viên hàng năm.
Thống kê mẫu khảo sát được minh họa ở bảng 2.1 (phụ lục 2.4) như sau: + Giảng viên: 10 người, thuộc 5 khoa có thâm niên giảng dạy từ 2 – 10 năm. + Cán bộ đào tạo: 4 người (các khoa: CNTT; QTKD; CNDG; Quan hệ quốc tế);
+ Sinh viên: 83 sinh viên của 2 lớp khóa 5 thuộc khoa QTKD học kỳ 5, niên
học 2011 - 2012;
+ Cán bộ, Quản lý doanh nghiệp: Số phát ra: 50 phiếu, thu về 27 phiếu (chiếm 54%). (danh sách cụ thể, xem phụ lục 2.4).
Trong toàn mẫu khảo sát, nam giới chiếm 33.9% và nữ giới chiếm 66.1%. Thu thập số liệu
Với giảng viên, cán bộđào tạo
+ Trao đổi trực tiếp với các cán bộ phụ trách đào tạo về các vấn đề liên quan đến việc xác định nội dung, thời lượng và chương trình môn KNS của các khoa.
+ Trao đổi trực tiếp với các giảng viên từng tham gia dạy Kỹ năng sống về các nội dung, vấn đề cần tìm hiểu theo bảng câu hỏi gợi ý (các nội dung chính: xem phụ lục 2.3)
Với sinh viên
Quan sát hoạt động dạy và học môn Kỹ năng sống trên lớp của sinh viên.
Trực tiếp phát phiếu khảo sát và hướng dẫn sinh viên thực hiện sau giờ lên lớp, thời điểm từ ngày 5/9 đến 5/10/2011. (nội dung bảng khảo sát, xem phụ lục 2.1)
Với cán bộ tại doanh nghiệp
Trực tiếp đến gặp gỡ, gởi phiếu khảo sát cho các cán bộ - quản lý nhân sự, tại các doanh nghiệp có tuyển dụng trong thời gian vừa qua và hẹn từ ngày 1 đến ngày 10/11/2011 nhận lại. (nội dung chính: xem phụ lục 2.2)
Kết quả các ý kiến thu được từ các phiếu khảo sát và các cuộc phỏng vấn, được mã hóa và nhập liệu vào các phần mềm thống kê: Microsoft Excel 2007 và SPSS 19.0.
Xử lý thông tin
Với các bảng được đánh giá theo mức độ và thang điểm, người nghiên cứu tính tần số, tỷ lệ %, trung bình (X), độ lệch tiêu chuẩn (SD), và kiểm nghiệm Chi- square (2) nhằm so sánh sự khác biệt giữa các tiêu chí.
Với các kết quả phỏng vấn, nhận xét của các đối tượng thuộc diện nghiên cứu, người nghiên cứu thống kê các ý kiến, tính tần số, tỷ lệ %.