Đặc trưng của nhóm và nhóm học tập

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 41)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.4.1.Đặc trưng của nhóm và nhóm học tập

Đặc trưng nhóm nhỏ:

Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về đặc trưng của nhóm nhỏ dưới các góc độ và thể hiện qua những quan điểm khác nhau sau:

+ Các nhà tâm lý học Phương tây: G. Elton Mayo cho rằng: Đặc trưng cơ bản của nhóm nhỏ là các quan hệ liên nhân cách; C.H. Codey: Là các quan hệ bền vững nằm sâu trong nhóm đã giúp cho nhóm có được sự cân bằng trước các thay đổi khách quan; Henri Stendreet: Là hiệp hội giúp cho các phần tử giao thiệp trực tiếp với nhau, duy trì sợi dây mật thiết tự nhiên và thường do tình cảm chi phối [6, tr.24]; K. Lewin: Là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên.

+ Các nhà Tâm lý học xã hội Xô Viết, dựa trên lý thuyết hoạt động và hoạt động chủ đạo cho rằng đặc trưng của nhóm là: “thành phần không đông, giao thiệp trực tiếp và các mối liên hệ tình cảm chiếm ưu thế”; Là nơi giao nhau giữa các phần tử từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên; là nơi các quá trình tâm lý từng cá nhân được hình thành (E. X. Kuzơmin); Là khuynh hướng thâm nhập vào nhau của hai liên hệ: liên hệ tình cảm và liên hệ xã hội; Các quan hệ xã hội thể hiện thành các quan hệ cá nhân trực tiếp và phản ánh chính thức các quan hệ xã hội (G. M. Andreeva); Có ít nhất từ ba người trở lên, gắn bó với nhau bởi hệ thống các quan hệ xã hội đã được thể chế hóa, có những giá trị chung nhất định và khác với các cộng đồng khác do một nguyên tắc nhất định [6, tr.27].

+ Nhà xã hội học Ba Lan, Sepaxki cho rằng: đặc trưng của nhóm là: Là môi trường nuôi dưỡng cá nhân, liên kết chặt chẽ giữa cá nhân với xã hội, nơi thi hành những nhiệm vụ mà xã hội đòi hỏi mỗi người, nơi khuyến khích con người làm việc, gia tăng tính thân thiện, gắn bó với nhau.

+ Các nhà tâm lý - xã hội học Việt Nam: Phạm Thị Tự cho rằng: Đặc trưng của nhóm là nơi chú trọng toàn diện con người, nêu rõ những ưu, khuyết điểm của họ; Duy trì tinh thần đoàn kết nhờ vào sự xâm nhập lẫn nhau giữa kết cấu chính thức và kết cấu không chính thức; Là một loại khuôn khổ đã được qui định để diễn tả những mối liên hệ căn bản nào đó [6, tr.24 - 25]; Nguyễn Thị Oanh: Là các mối quan hệ tương tác, cùng chia sẻ mục tiêu chung, cùng tuân theo một hệ thống quy tắc nhất định và đóng vai trò khác nhau.

Để mô tả đặc trưng cơ bản của nhóm, người nghiên cứu tạm chấp nhận các đặc điểm mà tác giả Hà Thị Đức đã đưa: “nhóm nhỏ là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên xã hội, bao gồm một tập hợp những cá nhân được liên kết lại với nhau trong

A B F C E D Mục đích Mục đích Mục đích Mục đích Mục đích Mục đích

một hoạt động chung, và tích hợp các quan hệ tình cảm, các quy trình và chuẩn mực nhóm” [6, tr.27].

Đặc trưng nhóm học tập

Dựa trên cơ sở khái niệm, “nhóm học tập” phải hội đủ những yếu tố cần và đủ sau: + Sự tương tác: là những tác động qua lại giữa các cá nhân sinh viên trong cùng không gian (lớp học) và thời gian (tiết học) nhằm thực hiện các hoạt động để đạt nhiệm vụ học tập chung. Phương tiện tương tác là ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ; Nội dung tương tác là các vấn đề giải quyết nhiệm vụ học tập. Do vậy, sự tương tác trong nhóm học tập phải có mục đích, có tổ chức, phân công trách nhiệm, đặc biệt là phải diễn ra hai chiều. Việc tham gia tích cực của mỗi thành viên vào tiến trình tương tác ấy sẽ thúc đẩy hoạt động chung của nhóm nhanh chóng đạt mục tiêu, đồng thời đem lại sự thõa mãn, tạo gắn bó

giữa các thành viên.

Hình 1.1: Tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

A, B, C, D, E, F: là những nhóm viên

Trong thực tiễn ở một tình huống thảo luận cụ thể, sự tương tác diễn ra không đơn

thuần là một chiều, hai chiều mà có thể là đa chiều. Sự tương tác nảy sinh khi có cá nhân đặt ra câu hỏi và các cá nhân sinh viên khác phản hồi lại.

+ Chia sẻ mục tiêu: Các cá nhân riêng lẻ không thể tập hợp thành nhóm nếu

không có mục tiêu chung. Thông thường, trong nhóm học tập, các sinh viên đều hướng vào một mục tiêu nhất định và tìm cách giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho cả nhóm và từng thành viên. Nếu không có sự đồng thuận chia sẻ với nhau thì chính trong nhóm sẽ có sự phân chia thành những nhóm nhỏ hơn nữa. Ngược lại, các sinh viên chỉ liên kết thành một nhóm khi các mục tiêu riêng biệt gặp nhau và trở thành mục tiêu chung.

Hình 1.2: Sinh viên không có xu hướng hình thành nhóm

Các sinh viên này dù gần nhau chung một không gian nhưng không liên kết thành nhóm vì mỗi người có một mục đích riêng và không có sự hỗ tương với nhau. Do đó, họ không phải là một nhóm.

Hình 1.3: Sinh viên có xu hướng hình thành nhóm

Giữa các sinh viên theo sơ đồ 1.3 có các mối liên hệ hỗ tương, đồng thời các mục tiêu cá nhân gặp nhau và hướng đến mục đích chung, nên họ sẽ hình thành một nhóm.

+ Các quy tắc và chuẩn mực trong nhóm: được hình thành và xuất phát từ

bên trong nhóm hoặc từ bên ngoài áp đặt vào. Từ bên ngoài tác động là các văn bản có giá trị pháp quy nhằm hướng dẫn các hoạt động chung của nhóm (nội quy, quy định học đường…); Từ bên trong là những qui tắc, qui định không thành văn, do nội bộ nhóm xây dựng.

Các quy tắc và chuẩn mực nhóm thường có tác dụng gây sức ép đến từng thành viên và xác lập các hình thức kiểm soát xã hội khiến từng cá nhân phải tuân thủ. Cũng chính nhờ sự tuân thủ này giúp cho các sinh viên riêng rẽ có cơ hội liên kết thành nhóm với nhau hơn.

+ Vai trò trong nhóm: Là các khuôn mẫu hành vi cư xử được cá nhân thể hiện

thường xuyên. Các khuôn mẫu này hình thành theo thời gian và tùy theo đặc điểm về nhân cách, nhu cầu của từng thành viên. Mỗi thành viên có thể có những vai trò khác nhau tùy theo tình huống cụ thể trong các hoạt động học tập của nhóm; thông thường, có các vai trò sau:

- Vai trò có liên quan đến nhiệm vụ học tập cần hoàn thành - Vai trò có liên quan tới việc củng cố, duy trì nhóm

- Vai trò có liên quan đến nhu cầu của từng cá nhân.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu quan điểm về nhóm, người nghiên cứu nhận thấy,

+ Nhóm là một tập hợp những cá nhân cụ thể, liên kết với nhau thông qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tương tác nhằm đạt đến mục tiêu chung. Qua đó, từng cá nhân sẽ hình thành

và tích hợp các quan hệ nhân cách, các chuẩn mực xã hội phù hợp.

+ Nhóm học tập là một tập hợp sinh viên được liên kết với nhau thông qua các tương tác trong hoạt động học nhằm thực thi nhiệm vụ học tập đề ra. Qua đó, từng sinh viên sẽ hình thành các phẩn chất nhân cách cá nhân, hình thành các chuẩn mực nhóm và các quan hệ tương tác tích cực trong học tập.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 41)