Đặc điểm, phân loại Kỹ năng sống

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 58)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.5.2. Đặc điểm, phân loại Kỹ năng sống

Đặc điểm

 Kỹ năng sống thể hiện ở những khả năng sau:

- Có thể sống phù hợp và hữu ích: ngay cả việc biết chọn lọc những thực phẩm phù hợp trong mỗi bữa ăn.

- Quản lý được các tình huống rủi ro, không chỉ với bản thân mà còn giúp người khác phòng ngừa rủi ro.

- Quản lý cách thích hợp bản thân, người khác và xã hội trong đời sống hàng ngày. Điều này có thể xem như là một năng lực tâm lý –xã hội.

 Kỹ năng sống bao hàm các kỹ năng xã hội:

Những kỹ năng xã hội tiêu biểu của một cá nhân trong các hoạt động với người khác có thể kể như: khởi xướng, thiết lập những mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, chủ động đề nghị người khác giúp đỡ, biết kềm chế…[14, tr.13].

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, kỹ năng xã hội được hình thành với phần lớn mọi người thông qua quá trình sinh trưởng tự nhiên. Nhưng với một số người khác thì quá trình này không đem lại kết quả mong muốn. Do vậy, việc dạy trực tiếp kỹ năng xã hội cho cá nhân có thể là cần thiết. Từ đó, nhiều chương trình giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ em và người lớn được đề xuất và triển khai.

 Kỹ năng sống liên quan đến tâm vận động:[14, tr.14] Các đặc trưng của tâm vận động có thể là:

-Dựa vào hoạt động của hệ thần kinh

-Gắn liền với sự thực hiện các vận động, dẫn tới hành động.

-Trong tâm vận động, tâm lý đề ra “mô hình tinh thần” và chiến lược hành động. -Trong tâm vận động, có sự liên hệ mật thiết và tác động hỗ tương giữa các

yếu tố cơ thể-tâm lý- môi trường.

Như vậy, qua các quan niệm cho thấy, kỹ năng sống giúp con người chuyển dịch kiến thức từ - điều ta đã biết - qua thái độ - điều ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng - thành hành

động thực tế - làm gì và làm cách nào- hầu mang lại hiệu quả tích cực nhất.

Phân loại

Có nhiều quan niệm và cách phân chia kỹ năng sống khác nhau, tùy thuộc vào từng quan điểm, chủ đề, tổ chức…

Theo WHO

Theo cách tiếp cận về giáo dục sức khỏe, gồm có các kỹ năng liên quan đến hành vi sức khỏe và kỹ năng sống, và WHO phân chia kỹ năng thành bốn lĩnh vực: kỹ năng tư duy phê phán (học để biết), kỹ năng thực hiện (học để làm), các kỹ năng cá nhân (học để làm người) và kỹ năng xã hội (học để sống với nhau). Theo đó, WHO chia kỹ năng sống gồm ba nhóm:

- Kỹ năng nhận thức: Tư duy phê phán, tư duy phân tích, giải quyết vấn đề,… - Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Ý thức trách nhiệm, kềm chế căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh…

- Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác: Giao tiếp, thương thuyết, hợp tác,…

Theo UNESCO

UNESCO phân chia các kỹ năng trong 3 nhóm phân loại của WHO thuộc vào diện các kỹ năng sống chung, và cho rằng còn có những kỹ năng sống được thể hiện trong các vấn đề cụ thể, khác nhau trong từng lĩnh vực đời sống như:

 Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng

 Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản

 Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS

 Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro

Dựa vào quan điểm phân chia kỹ năng sống theo bốn trụ cột của giáo dục thế XXI, UNESCO đã phân loại các kỹ năng sống theo bảng sau (bảng tiếng Anh, xem phụ lục 5):

Bốn trụ cột giáo dục thế kỷ XXI Nhóm các kỹ năng tương ứng

LEARNING TO KNOW - Cognitive abilities

Học để biết

Cáckỹ năng ra quyết đinh/ giải quyết vấn đề

 Các kỹ năng thu thập thông tin

 Đánh giá hậu quả trong tương lai của những hành động hiện tại cho

bản thân và những người khác

 Xác định giải pháp thay thế cho các vấn đề

 Các kỹ năng phân tích đối với ảnh hưởng từ các giá trị và thái độ bản thân và những người khác về mặt động cơ

Các kỹ năng tư duy phê phán

 Phân tích những ảnh hưởng của các đối tượng ngang hàng và trung gian

 Phân tích thái độ, giá trị, chuẩn mực và niềm tin xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến những điều này

 Xác định các thông tin liên quan và các nguồn thông tin.

LEARNING TO BE – Personal abilities

Học để làm người

Những kỹ năng để gia tăng tập trung kiểm soát bên trong

 Lòng tự trọng / Các kỹ năng xây dựng sự tự tin

 Các kỹ năng tự nhận thức, bao gồm nhận thức về điều tốt, những ảnh hưởng, giá trị, thái độ, điểm mạnh và điểm yếu

 Các kỹ năng thiết lập mục tiêu

 Các kỹ năng tự ước lượng / Tự định giá / tự giám sát.  Các kỹ năng quản lý cảm xúc

 Quản lý sự giận dữ

 Đối phó với đau buồn và lo lắng

 Kỹ năng ứng phó để đối phó với mất mát, lạm dụng, chấn thương  Các kỹ năng để quản lý căng thẳng

 Quản lý thời gian  Suy nghĩ tích cực  Các kỹ thuật thư giãn LEARNING TO LIVE TOGETHER - Interpersonal abilities Học để chung sống

Các kỹ năng truyền thông liên cá nhân

 Truyền thông có lời / không lời

 Hành động lắng nghe

 Bày tỏ cảm xúc, đưa ra phản hồi (mà không đổ lỗi) và nhận lại phản hồi  Các kỹ năng đàm phán/ từ chối

 Đàm phán và quản lý xung đột

 Các kỹ năng quyết đoán  Các kỹ năng từ chối  Thấu cảm

 Khả năng lắng nghe, hiểu hoàn cảnh và nhu cầu người khác và bày tỏ sự thấu hiểu

LEARNING TO DO

Học để làm

Hợp tác và làm việc theo đội nhóm

 Bày tỏ sự tôn trọng những đóng góp của người khác và tôn trọng các

phong cách khác nhau

 Đánh giá khả năng riêng của mỗi người và góp phần vào nhóm

Các kỹ năng vận động

 Các kỹ năng tạo ảnh hưởng và thuyết phục  Các kỹ năng nối kết và tạo động lực

Mặc dù danh sách trên cho thấy các kỹ năng riêng biệt từ mỗi lĩnh vực khác nhau, nhưng khi cần giải quyết một vấn đề cụ thể, thường phải có sự phối hợp của nhiều kỹ năng cùng lúc. Kết quả, chính sự tương tác giữa các kỹ năng mới là yếu tố tạo ra sự mạnh mẽ của hành vi cuối cùng.

Theo UNICEF

Với mục đích giúp người học ứng phó với các vấn đề cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF đã phân loại như sau:

+ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình bao gồm: kỹ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng.

+ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: kỹ năng quan hệ tương tác liên nhân cách, sự cảm thông; kỹ năng đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác, thương lượng, giao tiếp có hiệu quả.

+ Nhóm kỹ năng ra quyết định hiệu quả: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.

Mỗi cách phân loại nêu trên đều có giá trị trong nghiên cứu lý luận về kỹ năng sống nói chung, trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng và thể hiện tính chất tương đối. Tùy thuộc vào các chủ đề, bối cảnh văn hóa xã hội, nhóm tuổi… Trên thực tế, các kỹ năng sống có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi khi tham gia vào một tình huống cụ thể, con người cần phải xử dụng rất nhiều kỹ năng khác nhau.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)