Thực trạng dạy và học môn Kỹ năng sống

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 73)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Thực trạng dạy và học môn Kỹ năng sống

2.2.2.1. Mc tiêu dy hc

Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn KNS, trước tiên, người nghiên cứu tìm hiểu về mục tiêu học tập môn KNS của sinh viên.

Xác nhận của sinh viên

Bảng 2.1: Mục tiêu học tập môn kỹ năng sống

Mục tiêu học tập Tỷ lệ % Mean SD Thứ hạng

Chuẩn bị kỹ năng phù hợp với nghề nghiệp 85.54

36.14 23.39

1

Muốn trau dồi kiến thức về nghiệp vụ 71.08 2

Nhận ra ý nghĩa của môn học trong tương lai 48.19 3

Chương trình bắt buộc phải học 43.37 4

Yêu thích môn Kỹ năng sống 31.33 5

Để đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp 21.69 6

Mến mộ giáo viên bộ môn 3.61 7

Kết quả bảng 2.1 cho thấy, lý do được đa số sinh viên lựa chọn là nhằm

“chuẩn bị kỹ năng phù hợp với nghề nghiệp”, chiếm 85.54%; kế đến là “muốn trau dồi kiến thức về nghiệp vụ” (71.08%), “nhận ra ý nghĩa của môn học trong tương

lai” chiếm 48.19% (X=36.14); lý do học vì “chương trình bắt buộc” chiếm 43.37% gần với X=36.14 nên không phải là lý do của số đông quan tâm.

Kết quả trên cho thấy, phần lớn sinh viên trong diện khảo sát đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của môn Kỹ năng sống với các lĩnh vực nghề nghiệp và rèn luyện Kỹ năng sống là cách chuẩn bị tốt cho các công việc sau này.

Xác nhận của cán bộ, giảng viên

Kết quả nghiên cứu tại bảng 2.13 (xem phụ lục 2.5) cho thấy, có 69.23% cán bộ, giảng viên trong diện điều tra, phỏng vấn đồng ý với mục đích học tập kỹ năng sống của sinh viên hiện nay là nhằm: “chuẩn bị kỹ năng phù hợp với nghề nghiệp”, và“trau dồi kiến thức về nghiệp vụ”. Có 46.15% cán bộ, giảng viên đồng ý với mục đích sinh viên học kỹ năng sống là vì “chương trình bắt buộc phải học”. Những mục đích còn lại đều ở khoảng trung bình (X= 6.50).

Kết quả này cho thấy, các cán bộ, giảng viên trong trường đã có sự quan tâm và đã nhận ra động lực học tập của sinh viên với môn kỹ năng sống. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các giảng viên và nhà trường có cơ sở xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, cũng như có biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên vừa đáp ứng nhu cầu, động cơ học tập, vừa khơi gợi tính tích cực học tập của sinh viên.

Tóm lại, đa số sinh viên lựa chọn học tập là để chuẩn bị những kỹ năng phù hợp cho các lĩnh vực nghề nghiệp trau dồi kiến thức cho nghiệp vụ trong tương lai. Vậy, thái độ học tập của sinh viên với môn KNS hiện nay ra sao?

2.2.2.2. Ni dung dy hc

Bảng 2.2: Các nội dung KNSsinh viên đã được học

Nội dung các kỹ năng Lớp 2 Lớp 1 Tần số Tỷ lệ Mean SD TH

Quan hệ công chúng (PR) 38 43 81 97.59 57.18 21.30 1 Làm việc nhóm 37 43 80 96.39 2 Giao tiếp 34 41 75 90.36 3 Thuyết trình 32 40 72 86.75 4 Viết báo cáo thực tập 29 39 68 81.93 5 Lập kế hoạch 26 30 56 67.47 6

Phỏng vấn, làm hồ sơ xin việc 15 41 56 67.47 7

Quản lý thời gian 30 23 53 63.86 8

Chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng 10 36 46 55.42 9

Thuyết phục 10 15 25 30.12 10

Kết quả bảng 2.2 cho thấy nội dung của môn Kỹ năng sống mà sinh viên trong diện khảo sát đã tham gia học tập tại trường Sonadezi được xếp theo thứ tự. Theo đó,

- Có 11 chuyên đề kỹ năng trong môn kỹ năng sống.

- Các kỹ năng sinh viên đã tham gia học tập chiếm tỷ lệ trên 90% gồm: Kỹ năng giao tiếp (90.36%); Kỹ năng làm việc nhóm (96.39%); Kỹ năng PR (97.59%).

- Các kỹ năng sinh viên đã tham gia học tập chiếm trên 60%, ( X =57.18) có:

Kỹ năng viết báo cáo (81.93%); Kỹ năng thuyết trình (86.75%); Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng phỏng vấn xin việc (67.47%); Kỹ năng quản lý thời gian (63.86%).

Sự khác biệt khi lựa chọn nội dung học tập của sinh viên khiến người nghiên cứu đặt vấn đề: phải chăng ý thức về tính cấp thiết với từng kỹ năng của các sinh viên trong diện nghiên cứu có sự khác nhau? Sinh viên nhận thấy chuyên đề, môn KNS nào cần thiết cho mình nhiều hơn thì tham gia học nhiều hơn và ngược lại, với những kỹ năng như: thuyết phục khách hàng; chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng, động viên nhân viên, các sinh viên nhận thấy chưa thực sự cần thiết?

Tóm lại, hiện nay môn KNS tại trường Cao đẳng Sonadezi gồm có 11 kỹ năng. Các kỹ năng được đa số sinh viên quan tâm gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và quan hệ công chúng. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường lao động hiện nay về các kỹ năng của ứng viên dự tuyển như thế nào?

* Nhu cầu của thị trường lao động

Song song với nghiên cứu nội dung đào tạo kỹ năng trong nhà trường, người nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động hiện nay về các kỹ năng của ứng viên dự tuyển. Kết quả khảo sát tại bảng 2.5 (phụ lục 2.5) cho thấy,

Xếp ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng gồm các kỹ năng: giao tiếp, lập kế hoạch và viết báo cáo với cùng tỷ lệ lựa chọn ở mức rất cần thiết: 85.19%; xếp thứ hai là các kỹ năng: làm việc nhóm và quản lý thời gian với cùng tỷ lệ đồng ý ở mức rất cần thiết: 81.48%; xếp thứ ba gồm có các kỹ năng: Thuyết phục nhân viên và quan hệ công chúng với cùng tỷ lệ đồng ý ở mức rất cần thiết: 66.67%;

Tiếp theo là nhóm các kỹ năng chiếm tỷ lệ đồng ý trên 50% ở mức rất cần thiết gồm các kỹ năng: động viên nhân viên, thuyết trình, phỏng vấn xin việc, chuẩn bị hồ sơ dự tuyển, và 37.04% ý kiến cho rằng còn có những kỹ năng khác, với mean= 6.50.

Khi tìm hiểu một số doanh nghiệp chuyên đào tạo KNS, điển hình như: công ty TNHH HADA, người nghiên cứu nhận thấy có nhiều nội dung, chương trình đào

tạo dành cho đối tượng học sinh các cấp và cả nhân viên trong các công ty [52]. Trong đó, các kỹ năng dành cho sinh viên bậc cao đẳng, đại học gồm:

 Kỹ năng sống:

- Kỹ năng khám phá, phát triển bản thân

- Kỹ năng hoạch định cuộc đời, sống có mục tiêu - Kỹ năng quản lý stress

- Kỹ năng quản lý thời gian

 Kỹ năng nghề nghiệp

- Bán hàng chuyên nghiệp

- Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp - Đàm phán và thương lượng

- Quản lý dự án

- Phân công phân nhiệm - ủy thác công việc - Phỏng vấn tuyển dụng…

Tóm lại, nội dung đào tạo kỹ năng sống trong trường CĐ Sonadezi hiện nay có sự tương đồng với nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Phải chăng, nhà trường luôn gắn kết chặt chẽ với các đơn vị, doanh nghiệp khi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, hầu đáp ứng các nhu cầu tuyển dụng? Như vậy, trong các nhu cầu của thị trường hiện nay thì kỹ năng nào được xem là cấp thiết, đòi hỏi sinh viên phải trang bị ngay, và kỹ năng nào có thể bổ sung khi tham gia lao động?

Tính cấp thiết

Nhận định của sinh viên

Biểu đồ 2.2: Nhận định của sinh viên về tính cấp thiết

Kết quả bảng 2.6 (phụ lục 2.5) và biểu đồ 2.2 cho thấy có sự chênh lệch khi nhận định về tính cấp thiết của các kỹ năng sống trong nhận thức của các sinh viên trong diện khảo sát.

- Thứ nhất và nhì là các kỹ năng thuyết trìnhkỹ năng giao tiếp được đa số sinh viên nhận định ở mức rất cần thiết, với 62.65% (X = 16.20). Cho thấy phần lớn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của các kỹ năng này trong học tập, trong tiếp xúc, giao lưu ở trường và cuộc sống hàng ngày.

- Thứ ba là kỹ năng làm việc nhóm với gần một nửa số sinh viên xác nhận ở mức rất cần thiết (49.40%), X= 16.40, cho thấy nhiều sinh viên đã nhận ra sự hỗ trợ đắc lực và tính cấp thiết của kỹ năng này khi giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Thứ tư là kỹ năng thuyết phục khách hàng được sinh viên lựa chọn ngang nhau (44.58%) ở mức cần thiết và rất cần thiết (X= 16.80) cho thấy, một số sinh viên còn phân vân khi nhận định về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục. Điều này, phải chăng sinh viên chưa nhận diện rõ về tính hữu ích của kỹ năng này trong giai đoạn hiện tại? Tiếp theo là các kỹ năng viết báo cáo, lập kế hoạch, phỏng vấn xin việc được sinh viên lựa chọn ở mức rất cần thiết là 40.96% cho thấy, hiện tại còn nhiều sinh viên cho rằng chưa tới lúc họ phải đối diện với vấn đề việc làm, nên các kỹ năng này chỉ được lựa chọn ở mức độ cần thiết chứ chưa cấp bách.

- Các kỹ năng: chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng, quản lý thời gian, quan hệ công chúng được trên 50% sinh viên chọn ở mức độ cần thiết. Có lẽ, các kỹ năng này chỉ hỗ trợ khi đi xin việc, nên hiện tại các bạn chỉ lựa chọn ở mức độ cần thiết cũng là dễ hiểu.

- Riêng với kỹ năng động viên nhân viên được 26.51% sinh viên chọn ở mức độ chưa cần thiết (X= 15.60). Phải chăng các sinh viên nhận thấy kỹ năng này chỉ hữu dụng cho các nhà quản trị, hay nhà kinh doanh mà chưa thực sự hữu dụng đối với họ trong hiện tại? Còn quan điểm của các nhà quản trị, cán bộ nhân sự thì sao?

Nhận định của các nhà tuyển dụng

Kết quả bảng 2.7 (phụ lục 2.5), nhận định của các cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp về tính cấp thiết của các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên. Theo đó,

- Ưu tiên thứ nhất là kỹ năng lập kế hoạch, với 77.78% nhà quản trị đã xác nhận, sinh viên cần trang bị kỹ năng này ở mức rất cần thiết. Điều này cho thấy đánh giá cao của các nhà quản trị về sự hữu dụng của kỹ năng lập kế hoạch đối với nhân viên khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp.

- Thứ hai gồm các kỹ năng: làm việc nhóm và giao tiếp. Trên 74% cán bộ, nhà quản trị nhân sự đã chọn ở mức rất cần thiết. Cho thấy, nhận định của các nhà

quản trị nhân sự về các kỹ năng này là không thể thiếu đối với nhân viên nếu muốn tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất tại các doanh nghiệp. (X= 7.00).

- Thứ ba là kỹ năng Thuyết phục khách hàng, trên 70% lựa chọn của cán bộ, nhà quản trị chọn kỹ năng này ở mức rất cần thiết (X= 6.50). Như vậy, kỹ năng này cũng được các cán bộ, nhà quản trị đánh giá cao trong các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Tiếp đến là các kỹ năng: Quan hệ công chúng quản lý thời gian với 62.96% cán bộ, nhà quản trị nhân sự lựa chọn ở mức rất cần thiết mà sinh viên phải trang bị.

- Các kỹ năng như: thuyết trình, phỏng vấn xin việc, chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng được các cán bộ, quản trị nhân sự lựa chọn ở mức thấp hơn khoảng trên 40%. Cho thấy, các nhà quản trị nhân sự không đòi hỏi cao ở sinh viên các kỹ năng này trong giai đoạn xin việc. Vậy, phải chăng những kỹ năng này có thể được đào tạo trong thời gian tham gia lao động, sản xuất tại các doanh nghiệp?

So sánh nhận định của sinh viên và nhà tuyển dụng

Biểu đồ 2.3: So sánh nhận định của sinh viên và các nhà tuyển dụng

Nhìn vào biểu đồ 2.3 và bảng 2.8 (phụ lục 2.1) cho thấy khác biệt trong nhận định của sinh viên và các nhà quản trị trong diện khảo sát về tính cấp thiết của từng kỹ năng.

- Với sinh viên các kỹ năng được đa số lựa chọn ở mức độ rất cần thiết phải trang bị gồm kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp kỹ năng làm việc nhóm.

- Với các nhà quản trị, các kỹ năng được số đông lựa chọn ở mức rất cần thiết gồm có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm kỹ năng thuyết phục khách hàng.

Tóm lại, có sự khác biệt trong quan điểm giữa các sinh viên và cán bộ quản trị nhân sự về tính cấp thiết của việc cần trang bị kỹ năng sống cho sinh viên. Điểm chung và được lựa chọn ở mức cao giữa hai đối tượng khảo sát trên về tính cấp thiết của kỹ năng cần trang bị cho sinh viên là kỹ năng giao tiếp. Còn quan điểm về tính khả dụng của các kỹ năng trong các lĩnh vực nghề nghiệp ra sao?

Tính hữu dụng

Nhận định của sinh viên

Kết quả bảng 2.9 (phụ lục 2.5) cho thấy lựa chọn của các sinh viên diện khảo sát về những kỹ năng có tính hữu dụng trong tương lai.

- Nhóm các kỹ năng được cho rằng sẽ vận dụng ở mức độ thường xuyên trong lĩnh vực nghề nghiệp tương lai gồm kỹ năng giao tiếp (90.36%), kỹ năng làm việc nhóm

(87.95%), kỹ năng quản lý thời gian (65.06%), kỹ năng thuyết phục khách hàng

(63.86%), kỹ năng lập kế hoạch (61.45%). Điều này cho thấy phần đông sinh viên đã có những dự định và ý thức chuẩn bị về các lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai.

- Các kỹ năng còn lại, được lựa chọn ở mức thi thoảng với tỷ lệ từ44% trở lên. Kết quả này, phải chăng còn một số sinh viên chưa hiểu rõ về tính hữu dụng của các kỹ năng? cũng như chưa có dịp đào sâu về những lĩnh vực nghề nghiệp mình quan tâm?

Nhận định của các nhà tuyển dụng

Kết quả bảng 2.10 (phụ lục 2.5) cho thấy xác nhận của các nhà quản trị về những kỹ năng luôn được các đơn vị doanh nghiệp yêu cầu phải có khi tuyển dụng:

- Chiếm tỷ lệ lựa chọn cao ở mức rất cần thiết (trên 62%) gồm: kỹ năng lập kế hoạch (X= 7.00) kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết báo cáo (X= 6.50); các kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết phục lần lượt chiếm 55.56% và 51.85% .

- Kế đó là các kỹ năng: Động viên nhân viên, làm việc nhóm và quan hệ công chúng có số lựa chọn bằng nhau chiếm 48.15%.

- Các kỹ năng khác có tỷ lệ ở các mức rất cần thiết và cần thiết chiếm dưới 30%. Kết quả trên cho thấy các nhà tuyển dụng yêu cầu cao với các kỹ năng: giao tiếp, lập kế hoạch, viết báo cáo. Phải chăng với nhà tuyển dụng, đó là các kỹ năng

đòi hỏi các ứng tuyển phải tự trang bị trước, các kỹ năng còn lại có thể được đào tạo và rèn luyện thêm trong quá trình làm việc.

So sánh nhận định ca sinh viên và nhà tuyn dng

Biểu đồ 2.5: Kết hợp nhậnđịnh của sinh viên và nhà tuyển dụng

Biểu đồ 2.5 cho thấy các quan điểm của sinh viên và các cán bộ quản lý về tính hữu dụng của các kỹ năng sống trong các lĩnh vực nghề nghiệp.

- Góc độ của sinh viên, các kỹ năng có mức độ vận dụng thường xuyên gồm:

kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp; các kỹ năng sẽ sử dụng ở mức thi thoảng gồm: Kỹ năng lập kế hoạch, giao tiếp và viết báo cáo.

- Góc độ của cán bộ, quản trị nhân sự, các kỹ năng người nhân viên sẽ sử dụng ở mức thường xuyên gồm: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng giao tiếp; các kỹ năng sẽ vận dụng ở mức độ thi thoảng gồm chuẩn bị các hồ sơ tuyển dụng, thuyết trình và động viên nhân viên.

Tóm lại, tìm hiểu quan điểm của sinh viên và các nhà quản trị nhân sự diện khảo sát về tính khả dụng của các kỹ năng sống trong các lĩnh vực nghề nghiệp cho thấy: Hầu hết sinh viên và nhà quản trị đều thừa nhận tính hữu dụng của KNS trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu sinh viên chú trọng vào các kỹ năng như:

làm việc nhóm, giao tiếp thì các nhà quản trị xem trọng các kỹ năng như: lập kế hoạch, viết báo cáo và giao tiếp. Điểm chung của hai đối tượng khảo sát về tính hữu

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)