Quy trình dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 54)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.4.7.Quy trình dạy học theo nhóm

Quy trình dạy học theo nhóm nhỏ hiện nay vẫn còn là mới mẻ. Tại Việt Nam, đã có một số tác giả quan tâm, nghiên cứu như: Ngô Thị Thu Dung, Đỗ Doãn Hải, Nguyễn Văn Cầm… với các dạng quy trình như sau:

1.4.7.1. Quy trình vn dng cho toàn bui hc

Qui trình này gồm ba giai đoạn, được cụ thể hóa qua các bước dành riêng cho giáo viên và sinh viên:

Giai đoạn chuẩn bị:

+ Giáo viên: Xác định nội dung bài; các vấn đề trọng tâm cần thảo luận nhóm, chọn giáo trình, tài liệu cho sinh viên và tham khảo những tư liệu liên quan; Tiến hành soạn giáo án; lập kế hoạch chi tiết cho bài dạy và các kết luận cần rút ra từ bài học.

+ Sinh viên: Tìm tài liệu theo định hướng của giáo viên; tham khảo giáo trình trước và điều nghiên những tư liệu có liên quan.

Giai đoạn thực hiện (lên lớp theo bốn bước)

 Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

+ Giáo viên: trình bày mục đích, nhiệm vụ học tập cho sinh viên; thành lập nhóm và hướng dẫn cách thức tiến hành hoạt động nhóm; nêu tình huống có vấn đề và nhiệm vụ cho từng nhóm, từng sinh viên hiểu và thực hiện.

+ Sinh viên: Lắng nghe, xác định rõ nhiệm vụ chung của buổi học và nhiệm vụ riêng của nhóm; tham gia vào tổ chức nhóm; thực hiện mục tiêu bằng việc phân công nhiệm vụ cá nhân theo từng dạng hoạt động nhóm; nhận xét vấn đề, tái hiện tri thức, kinh nghiệm cũ có liên quan vào nội dung thảo luận.

 Bước 2: Quản lý hoạt động nhóm

+ Giáo viên: Bao quát toàn lớp; khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận; điều chỉnh hoạt động của sinh viên khi xuất hiện yếu tố gây chệch hướng.

+ Sinh viên: Tập trung tri thức, nêu ý tưởng cá nhân, trao đổi, tranh luận với bạn để tìm ra ý chung, thống nhất của nhóm, trình bày bảng đúc kết nhóm.

 Bước 3: Tiến hành thảo luận lớp

+ Giáo viên: Giải tán nhóm nhỏ, tập trung lớp, tiến hành tổ chức thảo luận đi đến ý kiến thống nhất của cả lớp. Ghi nhận ý kiến của sinh viên. Tìm ra và biểu dương những ý tưởng mới, có tính sáng tạo.

Các nhóm cùng mục đích, nhiệm vụ sẽ có một nhóm báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, chuẩn bị bổ sung, nêu thắc mắc; Các nhóm khác nhiệm vụ sẽ có đại diện từng nhóm trình bày; các nhóm khác lắng nghe, chuẩn bị góp ý kiến bổ sung hoặc chất vấn.

+ Sinh viên: Chọn đại diện trình bày tóm lược ý kiến chung của nhóm. Theo dõi ý kiến của đại diện các nhóm bạn. Bổ sung, đóng góp ý kiến mới cho đề tài. Ghi nhận ý kiến phản hồi của các nhóm bạn.

 Bước 4: Tổng kết đánh giá

+ Giáo viên: Tổng kết từng vấn đề. Chỉ ra những ý tưởng giải quyết mới, sáng tạo. Tóm lược, bổ sung những ý chính còn thiếu. Nhấn mạnh ý trọng tâm của đề tài.

+ Sinh viên: Đối chiếu kết luận của các nhóm, của giáo viên. Tự điều chỉnh, bổ sung, sửa sai và rút kinh nghiệm.

Giai đoạn sau khi lên lớp (kiểm tra đánh giá)

+ Giáo viên: Rút kinh nghiệm bài dạy; Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung ôn tập; Tiến hành hệ thống hóa tri thức; Chọn hình thức và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

+ Sinh viên: Tự kiểm tra đánh giá; Chọn phương pháp ôn tập, hệ thống tri thức; Tham gia kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch của giáo viên.

1.4.7.2. Qui trình vn dng xen k trong gi hc trên lp

Giai đoạn chuẩn bị:

Giáo viên chọn nội dung cần học theo nhóm. Xác định mục đích, yêu cầu, kiến thức sinh viên cần đạt được và chọn hình thức thảo luận nhóm.

Tiến hành trên lớp:

+ Giáo viên: Nêu vấn đề, phổ biến nhiệm vụ cho sinh viên. Phân nhóm, giao nhiệm vụ từng nhóm. Phổ biến cách thức hoạt động nhóm nhằm đạt mục tiêu chung.

+ Sinh viên: Tiếp thu tình huống có vấn đề, nhiệm vụ. Tập trung tri thức, kinh nghiệm; Trao đổi, thảo luận, đề ra phương án giải quyết vấn đề trong thời gian qui định (khoảng 5 - 10 phút); trình bày kết quả đúc kết nhóm.

+ Giáo viên: Chọn nhóm đại diện trình bày đúc kết của nhóm (nếu nhóm có cùng nhiệm vụ); Chọn đại diện từng nhóm báo cáo (nếu các nhóm khác nhiệm vụ). Hoặc xem xét, nhận định kết quả đúc kết từ các bảng làm việc nhóm. Yêu cầu các nhóm nêu thắc mắc, bổ sung ý kiến đóng góp…

Giáo viên nhận xét và chính xác hóa các kết luận của vấn đề, sau đó tiếp tục giảng bài theo giáo án buổi học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Có thể sơ lược việc tổ chức các hoạt động nhóm nhỏ của giáo viên với quy trình vận dụng xen kẽ trong giờ học trên lớp như sau: [37]

Giao bài tập

+ Tuyên bố mục tiêu hoạt động nhóm + Giải thích công việc và kết quả mong đợi + Tổng quan các hoạt động phải thực hiện

Hình thành nhóm

+ Xác định cỡ nhóm và cách chia nhóm

+ Cung cấp thông tin, nguồn lực (tài liệu, dụng cụ…) và thời gian + Giải quyết các thắc mắc của sinh viên

+ Tiến hành thảo luận…

+ Giám sát tiến độ thực hiện + Thông báo thời gian còn lại + Gợi ý khi cần thiết

Trình bày kết quả

+ Hướng dẫn các nhóm trình bày + Đúc kết – rút kinh nghiệm

Chú ý: nếu bài tập giao cho các nhóm khác nhau, chuyển bước 2 lên bước 1.

1.4.7.3. Tóm tt quy trình DHTN qua sơ đồ

Hình 1.7: Quy trình dạy học theo nhóm nhỏ

Giáo viên

- Xác định mục tiêu, chọn nội dung, lên kế

hoạch, soạn giáo án.

Sinh viên

- Đọc giáo trình, tham khảo tài liệu, tư liệu

Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn lên lớp

Bước 1 (Tổ chức định hướng) Bước 2 (Thảo luận nhóm) Bước 3 (Thảo luận lớp) Bước 4 (Tổng kết, đánh giá)

Giai đoạn sau lên lớp

- Thành lập nhóm - Tình huống vấn đề - Đề ra nhiệm vụ - Bao quát lớp - Khuyến khích SV chủ động. - Điều chỉnh kịp thời - Yêu cầu các nhóm

báo cáo kết quả.

- Ghi nhận những khác biệt, sự sáng tạo,… - Tóm tắt theo từng vấn đề, nhiệm vụ. - Nêu nhận xét, đánh giá các nhóm. - Rút kinh nghiệm - Xây dựng kế hoạch,

nội dung ôn tập, tiến hành đánh giá.

- Tham gia nhóm, phân công cá nhân. - Nhận định, phát hiện,

tái hiện tri thức.

- Tự sắm vai.

- Nêu giả thuyết, hướng giải quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo vệ quan điểm.

- Đại diện nhóm trình bày. - Bổ sung ý kiến. - Ghi nhận ý kiến phản hồi. - Tự so sánh với kết quả các nhóm khác. - Tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm. - Ôn tập, hệ thống hóa tri thức. - Tự kiểm tra, đánh giá.

Điều kiện thực hiện

Để dạy học theo nhóm đạt hiệu quả cần lưu ý:

+ Chủ đề thích hợp cho hoạt động theo nhóm. Người tham dự cần có những kiến thức cơ sở về đề tài sẽ tiến hành thảo luận. Nếu các thành viên tham dự thực sự chưa có kiến thức, hiểu biết trước về đề tài làm việc thì giáo viên cần bồi dưỡng đầu vào thông qua một buổi thuyết trình hoặc cung cấp những tài liệu, thông tin về đề tài.

+ Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm (phòng, các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho buổi học tập theo nhóm)

+ Sinh viên phải nắm vững nhiệm vụ, tiến trình và lịch làm việc khi tham gia làm việc theo nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ của phải rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ và cần có sự chuẩn bị chu đáo về đề tài làm việc nhóm.

+ Người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo nhóm. Nếu kiến thức, kỹ năng của các thành viên tham gia còn hạn chế, giáo viên cần có sự hỗ trợ như giới thiệu cách thức, gợi ý cho các cuộc thảo luận….

+ Các thành viên tham gia cần có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực. Thái độ làm việc thiếu tích cực của một vài thành viên: nghỉ xả hơi, làm việc khác… sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Trong trường hợp này giáo viên cần uốn nắn và đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể hơn.

+ Độ lớn của nhóm: thông thường từ 4 - 6 người là số lượng tương đối phù hợp, nếu quá ít hay quá nhiều đều khó phát huy được sự hợp tác của các thành viên.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 54)