8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
2.2.3. Nguyên nhân của các thực trạng
Nhận định của sinh viên
Kết quả kiểm nghiệm 2ở bảng 2.54 (phụ lục 2.5), với α = .01 > p = .000 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở các lựa chọn của sinh viên về nguyên nhân của thực trạng, với mức 99%.
- Có 50.60% đồng ý với nguyên nhân: Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được. Các nguyên nhân như: Bản thân việc DHTN khó ứng dụng; Sinh viên không được hướng dẫn cách học; hay giáo viên chưa nắm vững lý luận và thực tiễn liên quan, được các sinh viên đồng ý ở mức từ 30% đến gần 34%, với X=23.86. Cho thấy sinh viên có để ý đến, nhưng không chắn chắn với các nguyên nhân này.
- Các nguyên nhân như: Nội dung môn học không phù hợp và các Ban ngành chức năng chưa khuyến khích đều có sự lựa chọn ở mức thấp (12.05%). Như vậy, đây không phải là các nguyên nhân được chú trọng.
Nhận định của giảng viên
Kết quả tìm hiểu về nguyên nhân của việc vận dụng DHTN chưa được triển khai rộng rãi tại bảng 2.55 (phụ lục 2.5), cho thấy, có 100% đồng ý với các nguyên nhân: Giáo viên chưa nắm vững lý luận và thực tiễn liên quan, và Ban ngành chức năng chưa khuyến khích; Có 92.31% cho rằng còn có các nguyên nhân khác; Với 72.92% là tỷ lệ đồng ý với các nguyên nhân như: Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được; Sinh viên không được hướng dẫn cách học này;
- Các nguyên nhân: thời lượng dành cho các môn KNS chưa phù hợp
(46.15%) và Nội dung môn học không phù hợp chỉ chiếm 23.08%. Đáng chú ý là không có giảng viên nào đồng ý với nguyên nhân: bản thân việc dạy học theo nhóm khó ứng dụng.
Tóm lại, tìm hiểu về nguyên nhân việc vận dụng DHTN chưa được triển khai
rộng rãi trong nhà trường cho thấy giữa sinh viên và giảng viên diện khảo sát có cách nhìn nhận không giống nhau.
- Phía sinh viên, đa số cho rằng là do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được với cách học này. Một số lại phân vân với các nguyên nhân như: DHTN khó vận dụng; sinh viên chưa được hướng dẫn, chuẩn bị; giảng viên chưa vững lý luận liên quan.
-Trong khi đó, các giảng viên chắc chắn với những nguyên nhân như: giảng viên chưa vững lý luận và thực tiễn về DHTN; các Ban ngành chức năng chưa khuyến khích.
So với kết quả tìm hiểu về mặt thuận lợi, tại bảng 2.7.5B và biểu đồ 2.7.5 khiến người nghiên cứu thắc mắc: Theo khẳng định của các giảng viên, một trong những thuận lợi hiện tại là được sự ủng hộ của các khoa, và tập thể nhà trường. Nhưng khi tìm hiểu nguyên nhân khiến việc vận dụng DHTN chưa rộng rãi, thì hầu hết đều cho rằng do các Ban ngành chức năng chưa khuyến khích? Vậy, phải chăng sự ủng hộ của các khoa và nhà trường hiện chỉ ở mức khuyến khích với từng giảng viên? Theo đó, giảng viên tự chủ động cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy môn học, chứ nhà trường chưa thành lập cơ cấu, tổ chức các Ban ngành cụ thể có tính pháp lý và chuyên môn nhằm lên kế hoạch, tổ chức định hướng và thúc đẩy sự đổi mới này?
- Đáng chú ý, phần đông các giảng viên cho rằng còn có những nguyên nhân khác như: điều kiện cơ sở vật chất và sinh viên chưa được hướng dẫn cách học này.
Sự khác biệt trên khiến người nghiên cứu tự hỏi: phải chăng do cách nhìn nhận và tiếp xúc với vấn đề ở những góc cạnh, vai trò khác nhau? Các giảng viên là những người trực tiếp thiết kế, tổ chức dạy học nên cách nhìn nhận nguyên nhân sâu rộng ở nhiều phương diện hơn sinh viên?