8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.4.4. Phân nhóm trong dạy học
Các nghiên cứu cho thấy, có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nhóm học tập. Trong phạm vi học đường, tác giả Hà Thị Đức đã đưa ra các tiêu chí sau: [6, tr.33] + Theo trình độ học vấn: gồm các nhóm
- Nhóm cùng trình độ: bao gồm những sinh viên có cùng năng lực, khả năng. - Nhóm không cùng trình độ: gồm các sinh viên không cùng năng lực, khả năng. + Theo tốc độ phản ứng:
- Nhóm cùng nhịp độ
- Nhóm không cùng nhịp độ + Theo thời gian tồn tại
- Nhóm tạm thời: tồn tại với thời gian ngắn, khi các nhiệm vụ học tập đã giải quyết xong, nhóm giải tán.
- Nhóm cố định: tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối dài. + Theo quy ước về học đường
- Nhóm chính thức: hình thành theo quyết định của nhà trường, hoặc của lớp. - Nhóm không chính thức: là các nhóm được hình thành cách tự phát.
Trong nghiên cứu của một số nhà khoa học khác:
+ Cách 2: Thành lập cách ngẫu nhiên (Peteson). + Cách 3: Dựa trên biểu đồ xã hội,
Trong thực tiễn, có một số hình thức chia nhóm phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng như:
Chia theo số lượng: Quy mô tuỳ thuộc vào nhiệm vụ cần ít hay nhiều người. + Nhóm nhỏ: theo từng cặp sinh viên, thường hình thành bằng cách sinh viên ngồi cạnh, quay mặt vào nhau.
+ Nhóm lớn: theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các sinh viên quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới.
Chia theo tính chất:
+ Nhóm ngẫu nhiên: khi chia nhóm, không tính đến đặc điểm của thành viên. + Nhóm hỗn hợp: gồm những sinh viên có điều kiện, năng lực khác nhau. +Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: sinh viên tự chọn theo sở thích, sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó.
Tóm lại, mỗi cách phân chia nhóm đều có mặt ưu và nhược điểm, thế nên việc chia nhóm không nên cứng nhắc mà cần linh hoạt và mềm dẻo, dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: hứng thú, năng lực, tính cách… của sinh viên. Lưu ý là giáo viên phải tạo được những điều kiện thuận lợi cho từng thành viên trong nhóm có dịp bổ sung những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu cho nhau. Nhận định của tiến sĩ Hà Thị Đức: “hoạt động của nhóm có thực sự hữu hiệu hay không là do chính sự khôn khéo của giáo viên khi hướng dẫn sinh viên thành lập nhóm học tập”.
Quy môn nhóm
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhóm đông người sẽ có năng xuất kém vì số người càng lớn dẫn đến các mối quan hệ càng gia tăng, khó điều khiển; phát sinh sự dựa dẫm; các nhiệm vụ không được bố trí và phân công cách tối ưu. Ngược lại, nhóm có ít người dẫn đến các quan hệ tương tác giảm cũng là một trở ngại cho các hoạt động chung.
Tác giả Mony cho rằng nhóm hai người thì chất lượng đáng ngờ vì thường một trong hai người sẽ khai thác bạn hoặc theo bóng người bạn đó. Hai nhà tâm lý học xã hội Mỹ, John Middleton và F J. Hiekerson cho rằng mỗi nhóm không nên quá đông, chỉ từ 4 - 6 người. Tác giả Cousinet cho rằng qui mô tối ưu là nhóm có 6 thành viên. Phần đông các nhà nghiên cứu giáo dục đều cho rằng qui mô nhóm học tập thích hợp cần có khoảng từ 4 - 6 thành viên.