Tương quan với các phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 52)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.4.6.Tương quan với các phương pháp dạy học

1.4.6.1. Vi các phương pháp dạy hc bc Cao đẳng - Đại hc

Phương pháp dạy học ở cao đẳng có sự kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học của các cấp học, bậc học phổ thông; tuy nhiên vẫn nổi bật tính đặc thù và tính đa dạng của nó. Phương pháp dạy học ở cao đẳng ngày càng tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học và có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên. [8, tr106]

Do bản chất hoạt động dạy học KNS, hoạt động học tập của sinh viên còn mang tính chất nghiên cứu, nên phương pháp học của sinh viên gồm phương pháp tiếp thu ban đầu (Ptt), phương pháp tự học (Pth) và phương pháp nghiên cứu khoa học (PNCKH). Vì vậy, phương pháp dạy học ở cao đẳng (Pdh) là tổng hợp các cách thức hoạt động tương tác của giảng viên và sinh viên, có cấu trúc đặc trưng được minh họa ở hình 1,

Hình 1.6: Cấu trúc của PPDH ở cao đẳng, đại học

Trong đó, phương pháp dạy (Pd) chi phối phương pháp tiếp thu ban đầu, phương pháp tự học, phương pháp nghiên cứu khoa học. Phương pháp tiếp thu ban đầu chi phối phương pháp tự học và nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, phương pháp tự học ảnh hưởng và qui định phương pháp nghiên cứu khoa học của sinh viên. [19, tr167]

Căn cứ vào mức độ độc lập nhận thức của sinh viên, các phương pháp dạy học ở cao đẳng được chia thành ba nhóm như:

- Nhóm phương pháp thông báo – tái hiện (như diễn giảng thông báo – tái hiện và diễn giảng nêu vấn đề).

- Nhóm phương pháp tìm tòi từng phần (như dạy học theo nhóm nhỏ…). - Nhóm phương pháp nghiên cứu (như xeminar…).

Rõ ràng, DHTNN nằm trong nhóm các phương pháp quan trọng, có ý nghĩa trong việc vận dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác ở cấp cao đẳng, đại học; Có vai trò tạo môi trường cho sinh viên và giảng viên cùng hoạt động; là yếu tố thiết yếu giúp cho các phương pháp tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động trong nhóm, sinh viên được tiếp cận với hệ thống phương pháp dạy học ở bậc cao đẳng cách tích cực, dễ dàng và năng động; giáo viên dễ dàng phát hiện ra những điểm yếu, điểm thiếu trong kiến thức của sinh viên để kịp thời sử dụng các phương pháp dạy học khác bổ sung, bồi dưỡng và hoàn thiện tri thức cho sinh viên.

1.4.6.2. Vi xu hướng đổi mới phương pháp dạy hc hin nay

Thực tiễn cho thấy, cùng với việc đổi mới nội dung theo hướng hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và sự phát triển của khoa học – công nghệ, trong giáo dục và đào tạo cũng đang diễn ra cuộc cách mạng về phương pháp dạy học. Bản chất của cuộc cách mạng này là phải chuyển từ các phương pháp truyền thống sang các phương pháp hiện đại. Hoạt động dạy học hướng đến tổ chức, điều khiển để người học tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức bằng chính hành động và thao tác của họ. Cuộc cách mạng trên diễn ra theo ba xu hướng:

 Thứ nhất, tích cực hóa hoạt động dạy học

 Thứ hai, cá biệt hóa hoạt động dạy học

 Thứ ba, công nghệ hóa hoạt động dạy học.

Dạy học tại Việt Nam đang tiến vào cả ba xu hướng trên, trong đó mạnh nhất là xu hướng “tích cực hóa hoạt động dạy học”. Các phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động học của người học làm trung tâm được xem như là một trong các hệ thống phương pháp có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục thế kỷ XXI. Đó là sự kết hợp của nhiều phương pháp gần gũi nhau như phương pháp hợp tác, phương pháp giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học… với những đặc trưng cơ bản sau [11, tr218]:

- Người học, chủ thể hoạt động học, tự nghiên cứu và tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình.

- Người học thể hiện bản thân thông qua hợp tác với các bạn đồng học, giúp cho kiến thức cá nhân tự tìm ra sẽ sâu, rộng và mang tính chất xã hội, khách quan hơn, tức là xã hội hóa việc học.

- Nhà giáo, chuyên gia về việc học, là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động học; giúp người học tìm ra kiến thức và nâng “kiến thức ở tầng bậc cá nhân” lên “kiến thức ở tầng bậc xã hội” nơi người học.

- Người học tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh thông qua các hoạt động tương tác.

Trong các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, độc lập và tự chủ của sinh viên phải kể đến phương pháp dạy học theo nhóm. Vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ vào hoạt động dạy học sẽ kích thích sự phát triển tư duy, tạo hướng giải quyết vấn đề cho sinh viên đa dạng, phong phú; Đồng thời còn tăng cường khả năng tương tác, giao tiếp xã hội cho sinh viên, giúp bầu khí học tập sôi nổi, các nhiệm vụ học tập trở nên nhẹ nhàng, hào hứng.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 52)