Các hoạt động của người học trong nhóm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 51)

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.4.5.Các hoạt động của người học trong nhóm

 Hoạt động nhận thức

Việc thiết kế các hoạt động dạy học không nằm ngoài mục đích đem lại hiệu quả cao nhất trong nhận thức của sinh viên về các vấn đề, các tri thức mới. Do vậy, thiết kế các hoạt động dạy học theo nhóm cũng cần dựa trên nền tảng của các lý thuyết học tập. Có thể nói, các hoạt động dạy học theo nhóm thể hiện rõ tính đúng đắn của các lý thuyết học tập và ngược lại, các lý thuyết học tập giúp cho quá trình thiết kế các hoạt động nhóm được tối ưu hóa về mặt hiệu quả. Có ba lý thuyết tiêu biểu cho các trường phái lý thuyết học tập, đó là thuyết Tâm lý học hành vi, thuyết Nhận thức và thuyết Kiến tạo. Hiện nay, những nhà thiết kế dạy học không còn phụ thuộc vào chỉ một lý thuyết nào. Họ rút tỉa và kết hợp từ các lý thuyết học tập khác nhau, phối hợp chúng với những thông tin khác và áp dụng kết quả phù hợp nhu cầu của thực tế. [22, tr. 14 - 16]

 Hoạt động thực thi nhiệm vụ học tập

Các hoạt động của cá nhân trong từng nhóm học tập phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập đã được đề ra và một số điều kiện chủ quan (tính cách, sở thích, thói quen của sinh viên…) và khách quan như (phòng học, bàn ghế, trang thiết bị dạy học…) từ đó giáo viên và sinh viên có thể linh động chọn lựa cách thức hoạt động phù hợp.[36, tr.32 - 33]

- Với nhiệm vụ đơn: Sau khi tiến hành phân nhóm, mỗi nhóm sẽ được giao một hoặc nhiều nhiệm vụ. Từng nhiệm vụ cần được nêu rõ và nếu cần có thể chia nhỏ ra từng nhiệm vụ bộ phận. Hoặc có thể đặt ra tách biệt nhiệm vụ cho từng nhóm viên và cho cả nhóm. Ví dụ, mỗi nhóm cần có nhóm trưởng, thư ký, người thu thập tài liệu…

- Nhiệm vụ giống nhau và khác nhau: Nhiệm vụ học tập đề ra có thể giống nhau cho cả nhóm hoặc chọn lọc trong một bảng liệt kê. Cũng có thể từng nhóm được giao những nhiệm vụ riêng nhưng có liên quan với nhau.

Nhiệm vụ được giao cần đồng đều về mức độ, tính chất giữa các nhóm. Vì nếu giao nhóm này một nhiệm vụ hẹp (closed), nhóm khác nhiệm vụ lớn hơn sẽ xuất hiện tình trạng nhóm thực hiện xong trước, nghỉ ngơi, trong khi nhóm khác chỉ mới bắt đầu hoặc còn rất nhiều việc. Với những nhiệm vụ có tính chất để ngỏ, mở ra cho các vấn đề sau, cần dành cho những hoạt động cuối cùng của tiến trình. Với các nhiệm vụ giống nhau, nhằm phát hiện xem nhóm nào có sự năng động, thực hiện tốt nhất hoặc đơn giản chỉ là cơ hội để so sách khác biệt giữa các phương pháp thực thi.

Sau khi đã hoàn tất công việc, giáo viên hoặc toàn lớp sẽ tiến hành đánh giá. Nếu không có tính cạnh tranh, ganh đua thì từng nhóm sẽ báo cáo lại các công việc của mình.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 51)