nhiệm vụ đào tạo theo học chế tín chỉ
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng
Trƣờng Cao đẳng Công thƣơng thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng trên cơ sở của xí nghiệp Dệt Nhuộm Tô Châu – một xí nghiệp tƣ nhân bị phá sản. Ban đầu, Trƣờng có tên là Trƣờng Trung học Nghiệp vụ Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ, thành lập theo Quyết định số 92 CNn.CBĐT.B ngày 20/10/1976 của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp nhẹ và đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung cấp nghiệp vụ Kinh tế, cán bộ Trung cấp kỹ thuật và công nhân kỹ thuật cơ điện và công nghiệp nhẹ cho các đơn vị thuộc ngành Công nghiệp nhẹ ở các tỉnh phía Nam.
Ngày 30 tháng 07 năm 1991 Trƣờng đƣợc Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công thƣơng) chuyển đổi tên trƣờng thành Trƣờng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Thủ Đức – quyết định số 351/CNn-TCLĐ ngày 30/07/1991 của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp nhẹ với nhiệm vụ đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ trung cấp kinh tế và kỹ thuật các ngành nghề công nghiệp nhẹ, tổ chức bồi dƣỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh phục vụ các cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, tổ chức các hoạt động sản xuất, dịch vụ và nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để kết hợp giáo dục và đào tạo với lao động sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo để phù hợp với cơ chế quản lý mới dƣới tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng.
Để có năng lực độc lập thực hiện nhiệm vụ đào tạo hệ Cao đẳng kỹ thuật bảo đảm chất lƣợng, Trƣờng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Thủ Đức đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kế hoạch chƣơng trình đào tạo. Ngày 27 tháng 12 năm 2000, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định về việc nâng cấp thành lập Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II (theo quyết định số 5945/QĐ- BGD&ĐT-TCCB) trên cơ sở trƣờng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Thủ Đức. Trƣờng có nhiệm vụ đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn. Mục tiêu của trƣờng là phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao. Đến năm 2009, theo quyết định số 418/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi tên thành Trƣờng Cao đẳng Công Thƣơng TP.HCM.
*Hiện trạng cơ cấu tổ chức:
Bảng 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trƣờng Cao đẳng Công thƣơng TP.HCM
*Hiện trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên:
Đơn vị Tổng nữ Trình độ Độ tuổi Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác <30 30- 40 41- 50 Cán bộ cơ hữu Tổng 500 254 13 192 295 175 146 125 Nhân viên Tổng 45 32 20 7 18
Giảng viên thỉnh giảng
Tổng 15 7 3 7 5 2 4 7
Bảng 1.2: Bảng số liệu về đội ngũ CB-GV-CNV phân theo các đơn vị
HIỆU TRƢỞNG CÁC PHÓ HIỆU TRƢỞNG CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN TỔ CHỨC ĐẢNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐOÀN TNCS HCM HỘI SINH VIÊN HỘI CỰU CHIẾN
BINH CÁC PHÒNG BAN
CHỨC NĂNG
CÁC KHOA ĐÀO TẠO
BAN CHUYÊN MÔN TRUNG TÂM
- Đào tạo
- Đào tạo thƣờng xuyên - Tài chính kế toán - Tổ chức hành chính - Quản trị thiết bị - NCKH & HTQT - Công tác SV-HS
- Phòng thông tin – thƣ viện - Quản lý Ký túc xá
- Lý luận chính trị - Khoa học Cơ bản - Ngoại ngữ
- Kế toán – tài chính - Quản trị kinh doanh - Điện – Điện tử - Cơ khí - Cơ khí động lực - CN dệt – May - CNSX Da giày - Công nghệ hóa học - Công nghệ thông tin
- Giáo dục thể chất-quốc phòng
- Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
- Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lƣợng - Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp
Tổng số CB-GV-CNV hiện nay của Trƣờng là 560 trong đó: giảng viên hợp đồng cơ hữu 500; giảng viên hợp đồng thỉnh giảng 15; nhân viên: 45 Trƣờng không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ vững mạnh về mọi mặt, phấn đấu để mỗi CB-GV-NV trở thành một tấm gƣơng sáng về nhân cách cho SV- HS noi theo. Để làm đƣợc điều đó Trƣờng đã thực hiện các biện pháp:
+ Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng CB-GV, cử CB-GV đi học các lớp cao cấp chính trị và đào tạo sau đại học; Chủ động tạo điều kiện cho CB-GV-NV nâng cao trình độ sau đại học. Có kế hoạch cụ thể cho từng Đảng viên, CB- GV-NV tham gia học tập bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ theo kế hoạch của ngành.
+ Quán triệt trong toàn thể CB-GV-NV Chỉ thị 40/CT/TW về việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục.
+ Phổ biến quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chính sách của Đảng về xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh bằng chất lƣợng của mỗi đảng viên trong chi bộ, có quan hệ gắn bó và đóng góp xây dựng chi bộ địa phƣơng nơi đảng viên cƣ trú.
+ Phổ cập ngoại ngữ, tin học trong GV. Hiện nay hầu hết các GV đều biết ngoại ngữ và sử dụng máy tính thành thạo, phát động phong trào CB-GV- NV tham gia học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.
*Hiện trạng cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất của Trƣờng trong năm 2005 gồm có 34 phòng học lý thuyết chiếm diện tích 2.928 mét vuông, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thƣ viện gồm 20 phòng với diện tích 3.518 mét vuông, diện tích nơi làm việc của khoa trƣờng là 1082 mét vuông. Khu Ký túc xá với tổng diện tích 3.144m2. Định hƣớng phát triển đến năm 2010: Số phòng học lý thuyết là 160 phòng, chiếm diện tích 11.000m2; số phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thƣ viện lên đến 54 phòng chiếm diện tích 13.000m2, diện tích nơi làm việc của khoa là 1.850m2. Khu ký túc xá với diện tích 10.000m2.
Diện tích đất đai:
Cơ sở 1: diện tích đất 3.5 ha, diện tích sàn xây dựng: 54.27. m2 bao gồm: - 1 tòa nhà 7 tầng (khu A), 1 tòa nhà 4 tầng và 1 tòa nhà 3 tầng (khu B) 1 tòa nhà 5 tầng (khu C), 1 tòa nhà 7 tầng (khu D)
- 114 phòng học, giảng đƣờng đƣợc trang bị projector, hệ thống âm thanh. Diện tích: 19.420 m2
- 15 phòng học máy tính. Diện tích: 2320 m2
- 69 xƣởng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành. Diện tích: 10.961 m2 - Thƣ viện: 6,745 nhan đề/ 73,415 bản, 50 máy vi tính tra cứu tìm tin, với hệ thống máy lạnh, mạng internet, wifi. Diện tích: 1.100 m2
. - Ký túc xá: 2.000 chỗ ở, 156 phòng. Diện tích: 10.961 m2 - Hội trƣờng: 1.000 m2
- Sân bóng, khu thể thao, giải trí, nhà thi đấu đa năng, nhà ăn: 8.220 m2 - Hệ thống wifi phủ khắp cả khu vực học tập và KTX
Cơ sở 2: Diện tích đất 1.5 ha tại Quảng Ngãi, xây dựng vào năm 2012, dự kiến bàn giao nhà cuối năm 2014.
*Trang thiết bị:
Các xƣởng trực thuộc các khoa công nghệ đƣợc trang bị các thiết bị hiện đại
- Cơ khí: máy CNC, hệ điều khiển thủy – khí, robot, hàn công nghệ cao Tig, Mig, Mag, Lasma, phòng máy tính phục vụ cho các phần mềm công nghệ.
- Điện – điện tử: thiết bị thí nghiệm tự động nhập từ Mỹ, Hàn Quốc; phòng máy tính phục vụ nghiên cứu và điều khiển; thí nghiệm máy điện, vi điều khiển, PLC, thiết bị thí nghiệm điện tử công suất,…
- Dệt – may: xƣởng thực hành may, máy giác sơ đồ tự động, máy cắt vải, các thiết bị thí nghiệm sợi, vải hiện đại,…
- Hóa: máy nhuộm cao áp, máy đo màu quang phổ, máu in vải, các máy pha chế hóa chất, các thiết bị thí nghiệm hóa hiện đại
- Da giày: máy gò, máy chặt hiện đại, xƣởng may giày, phòng vẽ và thiết kế mẫu trên máy tính
*Tài chính:
Nguồn tài chính của Trƣờng thực hiện theo Điều lệ trƣờng Cao đẳng (Điều 31) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Đơn vị tính (triệu đồng) TT Loại hình Thực hiện năm 2009 Ƣớc TH năm 2010 Kế hoạch năm 2011 I Tổng thu 39.363.486 58.000.000 78.500.000 1 Ngân sách nhà nƣớc 11.499.000 13.000.000 13.5000.000 2 Học phí 19.923.347 35.000.000 50.000.000 3 Khác 7.941.139 10.000.000 15.000.000 II Tổng chi 33.840.505 50.000.000 70.000.000 1 Chi thƣờng xuyên 20.448.307 25.000.000 35.000.000 2 Chi đầu tƣ xây dựng
cơ bản, trang thiết bị
4.917.145 15.000.000 20.000.000
3 Chi khác 8.475.003 10.000.000 15.000.000
Bảng 1.3: Bảng thu - chi tài chính của Trƣờng
Nhƣ vậy, nguồn tài chính của Trƣờng đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết cho công tác đào tạo, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất, đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ công tác NCKH và các hoạt động chuyên môn khác.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Trƣờng
Trong hơn 30 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo của Đảng, từ một trƣờng Trung học học chuyên nghiệp chỉ đào tạo chủ yếu cho ngành công nghiệp nhẹ, trƣờng Cao đẳng Công thƣơng thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển trở thành trƣờng đa ngành về kỹ thuật và nghiệp vụ. Từ một hệ trung học, trƣờng đã phát triển đào tạo đa hệ: Cử nhân cao đẳng kỹ thuật và kinh tế, Trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
Trƣờng đào tạo từ trình ðộ công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng kinh tế, kỹ thuật. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, đăng ký và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; bảo vệ và ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Trƣờng có quan hệ hợp tác quốc tế, thiết lập và phối hợp triển khai các dự án hợp tác.
Với phƣơng châm “không ngừng phát triển và sáng tạo” để tạo sự đột phá trong ngành, Ban Giám hiệu nhà trƣờng đã thực hiện nghiêm túc, sáng tạo các chủ trƣơng nghị quyết của Đảng để đƣa nhà trƣờng phát triển vững chắc, toàn diện. Đảng ủy nhà trƣờng đã có những chủ trƣơng chỉ đạo đúng đắn kịp thời theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thƣ về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
* Những thành tựu đạt đƣợc:
- Cờ thi đua xuất sắc của thành phố Hồ chí Minh, Bộ Công nghiệp tặng cho trƣờng liên tục các năm 1987, 1989, 1990.
- Cờ thi đua luân lƣu của Chính phủ năm học 1991-1992.
- Bằng khen của Bộ Công nghiệp trao tặng liên tục từ năm 1977. - Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ năm học 1991-1992.
- Nhà trƣờng đƣợc Chủ tịch nƣớc trao tặng Huân chƣơng Lao động hạng Ba năm 1992, Huân chƣơng Lao động Hạng Nhì năm 1997 và Huân chƣơng Lao động Hạng Nhất năm 2001
* Quan điểm phát triển của Trƣờng Cao đẳng Công thƣơng TP.HCM
- Phát triển nhanh và bền vững Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành công thương và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Nhu cầu của ngành công thƣơng cũng nhƣ nhu cầu của bản thân Trƣờng đòi hỏi Trƣờng tận dụng thời cơ, khai thác và tận dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển nhanh, đa dạng hóa và nâng cấp trình độ đào tạo của Trƣờng. Sự phát triển nhanh của Trƣờng phải đi đôi với phát triển vững chắc bằng cách tạo đủ các điều kiện và có bƣớc đi thích hợp
- Tận dụng các cơ hội của thời đại, của quá trình hội nhập quốc tế, để mở rộng hợp tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ với các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế
Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trong phát triển. Đẩy mạnh các quan hệ hợp tác quốc tế và sẽ tìm cách tận dụng các cơ hội và vƣợt qua các thách thức. Trƣờng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các cơ sở giáo dục khác trong cả nƣớc và trong vùng có lợi cho sự phát triển chung của cả nƣớc và từng địa phƣơng.
- Quản lý Trường một cách năng động và hiệu quả, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nhanh chóng nâng cấp và phát triển Trường
* Sứ mạng của Trƣờng Cao đẳng Công thƣơng TP.HCM
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM cam kết tạo một môi trường sư phạm mang tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, là cơ sở giáo dục và đào tạo khơi nguồn tri thức, tạo niềm đam mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, tự tin, sáng tạo cho mọi sinh viên, không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của toàn xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
*Tầm nhìn đến năm 2020
Đạt chuẩn đào tạo quốc gia và khu vực, trở thành trường đại học có thương hiệu trong và ngoài nước
- Mục tiêu của Trƣờng đến năm 2015 + Mục tiêu chung
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để nâng cấp thành trƣờng đại học Công thƣơng TP.HCM vào năm 2013; tiếp tục phát triển một cách hợp lý quy mô đào tạo cá trình độ có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành công thƣơng; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và các hoạt động phục vụ cộng đồng khác, trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín của đất nƣớc
+ Mục tiêu cụ thể
Về xây dựng Đảng và các đoàn thể
Đảng bộ giữ vững danh hiệu: “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên đạt tiên tiến xuất sắc
Về đào tạo
Đến năm 2015 trƣờng Cao đẳng Công thƣơng TP.HCM là một trƣờng đại học đào tạo đa ngành và đa cấp
Nâng cao chất lƣợng và phát triển quy mô đào tạo – bồi dƣỡng, mở thêm ít nhất 4 ngành trình độ cao đẳng: Công nghệ thực phẩm, Truyền thông và mạng máy tính, Công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. Nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học các ngành kế toán, quàn trị kinh doanh, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ da giày và mở rộng quy mô thích hợp, mở thêm những ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Vào năm 2015 đạt quy mô 5.000 HS bậc TCCN (quy đổi: 2.500); 5.000 SV bậc cao đẳng liên thông (quy đổi: 4.000); 8.500 SV bậc cao đẳng chính quy (quy đổi: 6.800); 1.500 SV đại học (quy đổi: 1.500). Tổng quy mô đào tạo năm 2015 là 20.000 SV (quy đổi: 14.800)
Vào năm 2020 đạt quy mô 5.000 HS bậc TCCN (quy đổi: 2.500); 5.000 SV bậc cao đẳng liên thông (quy đổi: 4.000); 10.000 SV bậc cao đẳng chính quy (quy đổi: 8.000); 5.000 SV đại học (quy đổi: 5.000). Tổng quy mô đào tạo năm 2020 là 25.000 SV (quy đổi: 19.500)
Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm việc “đào tạo tín chỉ” theo từng năm, từng khóa, từng chuyên đề để ngày càng hoàn thiện hơn phƣơng thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong trƣờng
Tiếp tục nâng cấp Báo cáo tự đánh giá đã trình Bộ, sẵn sàng hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá mới, đăng ký kiểm định khi có chủ trƣơng mới của Bộ