Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 95)

- Nợ xấu xét theo loại hình khách hàng: Nợ xấu qua các năm của Ch

TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT PHÚC YÊN

3.5.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

- NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay. Việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu, giúp ngân hàng cải cách bộ máy quản trị điều hành từ trung ương xuống các chi nhánh thông suốt và linh hoạt.

- Trong chiến lược kinh doanh, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng và đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển cũng như cảnh báo sớm về những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng. Từ đó đưa ra những hạn mức tín dụng

theo ngành, thành phần kinh tế và hạn mức cho một khách hàng theo từng ngành phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó. Đưa ra chính sách tín dụng hợp lý trong từng thời kỳ, mức độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cần được xem xét và đặt trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng quá lớn so với tăng trưởng kinh tế và mức độ lạm phát sẽ dẫn tới những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Đối với các khóa đào tạo không chỉ chú trọng về số lượng mà cần đặt vấn đề chất lượng hiệu quả của các khóa học lên hàng đầu, vừa đỡ tốn kém vừa tăng hiệu quả công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD và năng lực quản trị đối với các cán bộ quản lý.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước với nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra toàn cầu. Sự hội nhập này vừa tạo cơ hội (tạo động lực thúc đẩy sự phát triển, tăng năng lực cạnh tranh thông qua: nâng cao được năng lực quản trị điều hành, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, minh bạch hoá thông tin...) vừa tạo ra những thách thức (phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế, cạnh tranh công bằng và mạnh mẽ hơn) cho các ngân hàng Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Không nằm ngoài xu hướng đó, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên nói riêng đang nỗ lực hết sức trong việc giải quyết vấn đề về rủi ro tín dụng. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức có ý nghĩa.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề tài, tôi đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:

Thứ nhất, trình bày những vấn đề cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM, từ đó hình thành nên cơ sở lý luận để vận dụng vào phân tích thực tế.

Thứ hai, tìm hiểu, phân tích thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên từ năm 2008 đến năm 2010. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế, đồng thời phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khả thi để tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

Hy vọng trên cơ sở những biện pháp đã thực hiện cùng với những định hướng và giải pháp mới, Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên sẽ có những bước tiến tích cực trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Do đề tài nghiên cứu rộng và nhiều phức tạp, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong các thầy cô giáo, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này thông cảm và tiếp tục giúp đỡ đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w