- Hệ số thanh toán ngắn hạn= Tài sản lưu động
1.4.1.3.Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng
Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng không chỉ là trình độ chuyên môn mà còn là vấn đề phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.
- Trình độ nghiệp vụ, năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế là nguyên nhân lớn dẫn đến rủi ro tín dụng. Bởi vì cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ, đưa ra đề xuất với cấp trên để quyết định cho vay. Như vậy một món vay có được duyệt hay không phụ thuộc rất lớn vào cán bộ tín dụng. Sự hạn chế về trình độ, năng lực trong quá trình thẩm định, quy trình phân tích, đánh giá khách hàng và quyết định cho vay đã dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng: Trong quá trình tác nghiệp, cán bộ tín dụng có thể vì lợi ích cá nhân quan hệ mờ ám với khách hàng hoặc bị khách hàng mua chuộc... với mục đích che dấu những thông tin xấu của khách hàng hoặc làm thay đổi biến thông tin xấu thành thông tin tốt, dẫn đến việc cho vay đối với những khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.
1.4.2. Nhân tố khách quan
1.4.2.1. Khách hàng
Rủi ro từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Có thể là những nguyên nhân không chủ ý hoặc cố tình của khách hàng nhưng đều để lại tổn thất cho ngân hàng.
- Do năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế: Năng lực và kinh nghiệm quản lý kinh doanh là yếu tố định tính, không thể định lượng được. Do đó, trong hồ sơ vay vốn, khả năng này không được thể hiện nên cán bộ tín dụng khó có thể nắm bắt được. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự hạn chế này sẽ bộc lộ thông qua một số các chỉ tiêu tài chính như: hàng hóa tiêu thụ chậm, doanh thu giảm, tồn kho tăng, lợi nhuận giảm... , mức độ nghiêm
trọng sẽ là mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Khi đó rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng và ngân hàng sẽ khó lòng thu hồi được đầy đủ vốn.
- Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích vay, gian lận số liệu trong hồ sơ vay, cố ý lừa đảo ngân hàng, chây ỳ trả nợ...Trong trường hợp do khách hàng cố tình thì việc phát hiện ra nguyên nhân sẽ khó khăn hơn nhiều đối với cán bộ tín dụng. Với mong muốn vay vốn bằng mọi cách, khách hàng sẽ tìm mọi thủ đoạn để nhằm che đậy, lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng.
1.4.2.2. Nền kinh tế, chính trị - xã hội và pháp luật
Hoạt động tín dụng cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác đều chịu sự chi phối của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội... Tất cả những yếu tố của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp và cá nhân.
- Môi trường kinh tế - xã hội: Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, vững mạnh thì sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và có lãi, khi đó, rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại khi nền kinh tế bất ổn, có nhiều biến động về chính trị, xã hội sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.
Các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với các chính sách kinh tế thông thoáng, tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cả chiều rộng và chiều sâu, làm ăn hiệu quả, có lãi sẽ có nguồn để trả nợ ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật có vai trò to lớn đối với tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội... của một quốc gia. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, có nhiều bất cập sẽ làm hạn chế sự phát triển về mọi mặt. Các chính sách kinh tế thiếu đồng bộ, nhất quán sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến một số rủi ro.
Đối với hoạt động ngân hàng, các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng còn thiếu và còn yếu, chưa thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại. Tính ứng dụng của các chính sách này chưa cao, chưa mang tính thực tiễn là nguyên nhân lớn dẫn đến sự không nhất quán khi đưa vào sử dụng.
- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Hiện nay, dù công nghệ tiên tiến, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng con người vẫn chưa thể chế ngự được tự nhiên. Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên như: mưa,bão, gió, hạn hán, lũ lụt, núi lửa, động đất, sóng thần... có thể ập đến bất cứ lúc nào đe doạ cuộc sống của con người. Khi thiên tai xảy ra, rủi ro là rất lớn do con người chưa thể kiểm soát được. Do đó, hậu quả để lại rất nặng nề đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với những ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp. Rủi ro cho vay trong trường hợp này là rất lớn, khả năng không thu hồi được nợ gốc và lãi rất cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
CHƯƠNG 2