0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tăng cường giám sát sau cho vay và thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNOPTNT PHÚC YÊN GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN 2010 (Trang 87 -87 )

- Nợ xấu xét theo loại hình khách hàng: Nợ xấu qua các năm của Ch

TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT PHÚC YÊN

3.4.4. Tăng cường giám sát sau cho vay và thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

kiểm tra, kiểm soát nội bộ

3.4.4.1.Tăng cường giám sau sau cho vay

Sau khi giải ngân, công tác theo dõi, giám sát khách hàng là rất quan trọng. Nếu như không làm tốt công tác này, chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên có thể gặp phải các rủi ro như sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng cố tình lừa đảo, tiếp tục cho vay đối với những dự án, phương án sản xuất kinh doanh kém khả thi và không hiệu quả...

Chi nhánh cần phải nắm được tình hình thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh như: dự án, phương án sản xuất kinh doanh đã triển khai chưa, đang ở giai đoạn nào, tiến độ thực hiện nhanh hay chậm,...Đồng thời xem xét tình hình tài chính, đặc biệt là dòng tiền của khách hàng, thông qua thông tin tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh mà Chi nhánh buộc khách hàng phải thực hiện giao dịch qua tài khoản này, Chi nhánh có thể biết được các thông tin của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác như: khách hàng dùng tiền vay Chi nhánh vào mục đích gì, đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay là để trả nợ. Việc phân tích đánh giá các dòng tiền của khách hàng cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như các loại rủi ro tín dụng mà Chi nhánh có thể gặp phải.

Công tác kiểm tra giám sát sau giải ngân phải được coi là một nhiệm vụ không thể thiếu của CBTD, nghiêm cấm tình trạng có biên bản kiểm tra sử dụng vốn nhưng những biên bản đó do cán bộ tự viết tại cơ quan mà không phải là kết quả của việc kiểm tra thực địa khách hàng. Cần có quy định kiểm tra định kỳ tại nơi khách hàng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, như kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình tài sản bảo đảm... Trong trường hợp Chi nhánh phát hiện tình hình bất thường như khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình kinh doanh sa sút, tài sản đảm bảo không còn nguyên hiện trạng, giá trị bị sụt giảm nhanh, tính hợp lệ, hợp pháp không còn, Chi nhánh cần phải có biện pháp xử lý phù hợp.

3.4.4.2.Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, nhất là trong hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phát hiện kịp thời các sai sót trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ tín dụng, các khoản nợ có dấu hiệu xảy ra RRTD do khách hàng suy giảm khả năng tài chính, trây ỳ, có dấu hiệu lừa đảo. Cho nên việc tăng cường vai trò và nâng cao hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. Để tăng cường vai trò và hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ Chi nhánh cần làm tốt những vấn đề sau:

Ngoài các nội dung kiểm tra, kiểm soát theo chương trình của NHNo &PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên phải tổ chức kiểm tra kiểm soát theo tháng, quí hoặc đột xuất khi cần thiết .

Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên phải chủ động xây dựng đề cương kiểm tra hoạt động tín dụng chia nhỏ theo các chuyên đề như: kiểm tra cho vay doanh nghiệp, kiểm tra cho vay theo hạn mức tín dụng, kiểm tra cho vay có bảo đảm bằng tài sản, kiểm tra cho vay cầm cố và giấy tờ có giá….vv để từ đó lên danh mục các yếu tố tiềm ẩn rủi ro nhiều nhất để có biện pháp chấn chỉnh xử lý kịp thời .

Cần bố trí đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; thường xuyên

bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ có đủ khả năng độc lập phân tích đánh giá chất lượng của một khoản vay.

Không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của việc kiêm tra; có chế độ thưởng phạt và qui trách nhiệm rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả và tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ vừa là công cụ để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, đồng thời là động lực thúc đẩy mở rộng hoạt động tín dụng tìm kiếm lợi nhuận đối với những lĩnh vực tín dụng, được đánh giá là có độ an toàn cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNOPTNT PHÚC YÊN GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN 2010 (Trang 87 -87 )

×