Thực hiện sàng lọc khách hàng trước khi cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 92)

- Nợ xấu xét theo loại hình khách hàng: Nợ xấu qua các năm của Ch

3.4.8.Thực hiện sàng lọc khách hàng trước khi cho vay

TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT PHÚC YÊN

3.4.8.Thực hiện sàng lọc khách hàng trước khi cho vay

Đối với một khách hàng vay vốn, Chi nhánh cần thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng như thông tin về nhân thân, tư cách đạo đức, về việc ứng xử

trong các giao dịch kinh tế, về tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác, về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính… từ đó có thể phân loại, phân tích, nhận định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Lựa chọn và phân loại khách hàng để có những chính sách phù hợp. Đồng thời sau khi thẩm định, Chi nhánh đưa ra quyết định cho vay hay không và cho vay với những ưu đãi hay những điều kiện gì. Điều này hạn chế rủi ro và những thiệt hại có thể xảy ra đối với hoạt động của Chi nhánh.

Trên cơ sở mô hình chấm điểm tín dụng đã được NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng và ban hành. Chi nhánh cần nghiêm túc thực hiện việc chấm điểm theo quy định, đồng thời coi đây là một căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Hiện tại chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên đã thực hiện chấm điểm khách hàng cá nhân, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo dự thảo quy định chấm điểm của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, việc chấm điểm, xếp hạng và sử dụng kết quả xếp hạng, chấm điểm tín dụng còn mang tính chủ quan, hình thức. Việc xếp hạng, chấm điểm tín dụng là do CBTD thực hiện (người trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định, đề xuất cho vay), nên chưa thực sự khách quan.

Để việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng thật sự có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và xử lý RRTD, thì đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn không chỉ đối với CBTD mà còn đối với Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý từ đó mới có thể có những chỉ đạo sát sao và mang lại hiệu quả. Cán bộ thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng phải độc lập với bộ phận sử dụng kết quả chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm để quyết định tín dụng. Đồng thời phải coi kết quả chấm điểm tín dụng là một trong những căn cứ quan trọng không thể thiếu trong quá trình đưa ra quyết định tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 92)