Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 86)

- Nợ xấu xét theo loại hình khách hàng: Nợ xấu qua các năm của Ch

3.4.3.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT PHÚC YÊN

3.4.3.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Với mục tiêu an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng, chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và tập huấn nghiệp vụ thẩm định và tái thẩm định tín dụng, khi mà nhu cầu vốn vay ngày một tăng cùng với việc đa dạng hoá các loại hình hoạt động và kinh doanh của khách hàng như hiện nay. Do đó, đòi hỏi phải tăng cường công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng đặc biệt là các cán bộ mới trước khi đề xuất khoản vay phải tiến hành thu thập thông tin, thẩm định tại thực địa của khách hàng, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét dự án, phương án kinh doanh của khách hàng... Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng. Định kỳ tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh đặc biệt với các cán bộ mới để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.

Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác.

Trong quá trình thẩm định cần chú ý đến uy tín, khả năng tài chính, tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh của khách hàng. Trong thực tế, nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho

Chi nhánh đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư. Do đó cần thẩm định tính chính xác các số liệu trong báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp thông qua các sổ sách kế toán, tình hình hoạt động thực tế tại cơ sở... Đồng thời cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhậy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao để đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.

Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 86)