Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 75)

- Nợ xấu xét theo loại hình khách hàng: Nợ xấu qua các năm của Ch

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chất lượng tín dụng có lúc chưa được coi trọng đúng mức: Mục tiêu của Chi nhánh là tăng trưởng tín dụng, với mức tăng 20-22%/năm. Để đạt được mục tiêu này, nhiều khi Chi nhánh đã xem nhẹ những tiêu chuẩn cấp tín dụng, chấp nhận rủi ro cao hơn và cho vay đối với khoản vay không đủ tiêu chuẩn an toàn.

Thứ hai, hạn chế từ mô hình tổ chức và qui trình cấp tín dụng: Thực hiện theo QĐ 1377/QĐ-HĐQT ngày 24/12/2007 của NHNo&PTNT Việt Nam chỉ đạo việc sáp nhập phòng Thẩm định và Tín dụng thành phòng Kế hoạch – Kinh doanh. Thực hiện theo mô hình này, chức năng kinh doanh và chức năng quản trị rủi ro được kiêm nhiệm do vậy hiệu quả trong việc hạn chế rủi ro tín dụng chưa cao. Chưa có tính chuyên sâu để có thể nhận dạng, kết luận về RRTD của khoản vay, khách hàng vay và có biện pháp ứng xử hợp lý, kịp thời nhằm phòng ngừa và xử lý RRTD.

Trong quy trình tín dụng chưa có sự phân tách chức năng giữa các khâu : giao dịch trực tiếp với khách hàng, khâu thẩm định và khâu cho vay. Các công việc này vẫn do CBTD đảm nhiệm vì vậy quá trình thẩm định cho vay chưa thực sự khách quan, chuyên nghiệp trong việc đánh giá khoản vay nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD;

Thứ ba, hạn chế từ năng lực, đạo đức nghề nghiệp, khả năng thu thập và xử lý thông tin của CBTD còn kém: Thể hiện qua trình độ chuyên môn chưa đồng đều, hạn chế về năng lực thẩm định, chất lượng thẩm định còn hạn chế, mang tính hình thức, dập khuôn, máy móc. Từ đó đưa đến những quyết định thiếu chính xác dẫn đến rủi ro tín dụng. Trình độ phân tích tài chính doanh nghiệp, ngành hàng còn non kém, sự hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, chưa đủ khả năng tư vấn khách hàng, làm việc vì lợi ích cá nhân...của một số CBTD dẫn đến RRTD. Trong cơ cấu CBTD thì cán bộ có thâm niên chiếm tỷ lệ 60% trong khi đó số cán bộ trẻ mới vào nghề chiếm 40%. Những cán bộ có thâm niên thì thụ động trong việc thu thập thông tin,

còn đối với cán bộ trẻ thì số lượng thông tin thu thập được ít, bên cạnh đó khả năng phân tích xử lý thông tin chưa cao. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin mất cân xứng, kết quả thẩm định kém độ tin cậy hệ quả là khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhiều, không có khả năng trả nợ đúng hạn...

Thứ tư, vai trò của CBTD nhiều khi bị lu mờ: Trong quá trình xét duyệt cho vay, mặc dù CBTD đảm nhiệm hầu hết các khâu của quy trình tín dụng, trong đó có các khâu quan trọng trước khi đi đến quyết định cho vay hay không cho vay bao gồm: tiếp xúc khách hàng, thẩm định khách hàng, từ đó trình cấp trên xét duyệt khoản vay. Song nhiều khi khách hàng lại thông qua cấp quản lý, khi cấp quản lý đồng ý cấp tín dụng thì cũng có nghĩa là khoản vay đã được thông qua, CBTD không phát huy vai trò là người thẩm định mà lúc này là người hoàn thiện, hợp lý hóa hồ sơ khách hàng, và không có nhiều vai trò trong quá trình xét duyệt hồ sơ. Cấp quản lý chỉ tiếp xúc khách hàng nhưng không tiếp cận thực địa, không đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng từ đó khó có thể tránh được rủi ro tín dụng khi khoản vay được phê duyệt.

Thứ năm, tâm lý trông chờ, ỷ lại tài sản thế chấp trong cho vay : Còn tồn tại tâm lý trông chờ ỷ lại vào tài sản thế chấp trong cho vay của đa số CBTD và cả bộ phận quản lý, quá coi trọng đến tài sản thế chấp mà không đánh giá về hiệu quả của phương án kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. Thực tế tài sản thế chấp chỉ là phương án dự phòng khi khoản vay gặp rủi ro, hơn nữa việc xử lý TSBĐ trong điều kiện hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nên cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRTD. Bên cạnh đó, mặc dù rất coi trọng tài sản thể chấp, coi đây là yếu tố quyết định nhưng khâu thẩm định định giá tài sản thế chấp lại hết sức giản đơn, định giá chủ yếu dựa vào ước lượng chủ quan. Đến khi phải dùng biện pháp thu hồi nợ bằng phát mại tài sản thì không thể phát mại do tính khả mại kém hoặc nếu có thể phát mại thì giá trị thu hồi không đủ trang trải nợ gốc, lãi và các khoản phí từ đó dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.

Thứ sáu, chưa xây dựng được một chính sách tín dụng nhất quán, hiệu quả: Các quan điểm, các chỉ đạo, biện pháp từ lãnh đạo vẫn chưa thực sự hiệu quả và đi

vào chiều sâu, đôi khi chỉ mang tính hình thức, chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản, chưa được phổ biến tới tất cả các CBTD, chưa đưa ra được bộ khung để hướng dẫn cho các CBTD thực hiện.

Thứ bảy, việc kiểm tra, giám sát sau cho vay chưa được chú trọng, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả: Các cán bộ tín dụng thường có tâm lý ngại và coi nhẹ việc kiểm tra, giám sát sau khi khoản vay đã được giải ngân. Các biên bản kiểm tra sau cho vay thường chỉ mang tính hình thức, khách hàng khi vay vốn tại chi nhánh thì kèm theo hồ sơ giải ngân là biên bản kiểm tra với nội dung đã được cán bộ tín dụng hướng dẫn sẵn. Bên cạnh đó, mặc dù chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đã có những đóng góp nhất định trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh. Song với chức năng và vai trò của mình, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ vẫn chưa thực sự góp phần tích cực vào việc phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Với nhân sự chỉ có hai cán bộ bao gổm một trưởng phòng và một nhân viên, công việc kiểm tra theo các đề cương từ trung ương và chi nhánh nhiều, nên nhiều khi chỉ mang tính hình thức, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ vẫn chưa khoa học, chồng chéo, chủ yếu phát hiện những sai sót rất nhỏ trong quy trình tín dụng, chưa phát hiện và đưa ra được những cảnh báo đối với những rủi ro tiềm ẩn.

Thứ tám, biện pháp thu hồi nợ và xử lý TSBĐ tiền vay chưa kiên quyết: Các biện pháp thu hồi nợ và xử lý TSBĐ chưa kiên quyết, không dứt điểm, việc giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý chỉ mang tính hình thức nên hiệu quả đem lại chưa cao, nhiều khách hàng có khả năng trả nợ nhưng cố tình trây ỳ, ỷ thế vào các mối quan hệ quen biết. Quy trình phát mại tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều phức tạp, khi khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản thì gần như bế tắc trong việc thu hồi tài sản để phát mại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w