- Nợ xấu xét theo loại hình khách hàng: Nợ xấu qua các năm của Ch
3.3.1.2. Nguyên nhân khách quan
tình trạng chiếm dụng vốn, thanh toán chậm hoặc không trả vốn giữa các doanh nghiệp với nhau, điều này làm ảnh hưởng tới kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Thứ hai, chưa có sự minh bạch, công khai về tình hình tài chính của doanh nghiệp: các số liệu không được kiểm toán nên ít có hữu dụng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập các báo cáo tài chính do hạn chế về trình độ nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán thống kê và trình độ quản lý, một số doanh nghiệp hạch toán không theo qui định nhằm trốn thuế, hoặc có nhiều bảng cân đối tài khoản dùng vào các mục đích khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc thẩm định của CBTD.
Thứ ba, các doanh nghiệp thường sử dụng vốn không đúng: Dùng vốn lưu động vào đầu tư tài sản cố định, dây chuyền thiết bị sản xuất... hoạt động luân chuyển vốn không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh toán và không thể trả nợ ngân hàng.
Thứ tư, sự khó khăn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: Hoạt động xây dựng cơ bản hiện gặp rất nhiều khó khăn về vốn do công trình chậm giải ngân, do đó không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Thứ năm, do tư cách và phẩm chất của một số khách hàng là không tốt: Một số cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng, đưa ra các số liệu, các thông tin thiếu chính xác nhằm mục đích che đậy thông tin xấu.
Thứ sáu, thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng: Gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp và đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Thứ bảy, công cụ pháp luật để giải quyết những khoản nợ trây ì, nợ xấu chưađược sử dụng một cách hiệu quả: Ngân hàng thường có tâm lý e ngại và phiền toái khi đưa những quan hệ tín dụng ngân hàng (chủ nợ)- khách hàng (con nợ) ra trước pháp luật để tố tụng.
Thứ tám, nguyên nhân từ cơ chế thị trường. Từ năm 2008 đến nay, môi
như tình trạng lạm phát tăng cao, tình trạng khan hiến VND, lãi suất tín dụng tăng cao, giá xăng dầu tăng… đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng khó khăn như thiếu vốn kinh doanh, chịu lãi suất cao, giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao…dẫn đến kém hiệu quả. Bên cạnh đó do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ làm cho nguồn tiền thanh toán khan hiếm hơn và thiếu nguồn tiền để hoạt động và thực hiện thanh toán trả nợ cho chi nhánh. Điều này đã làm bộc lộ điểm yếu trong chất lượng tín dụng, nợ quá hạn bắt đầu phát sinh nhanh đặc biệt đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Thứ chín, quy trình phát mại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn phức tạp, đất thế chấp nhưng ngân hàng không tự định đoạt được mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra tòa. Pháp luật chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của người cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố... chưa có cơ chế cưỡng chế buộc người vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng xử lý, khi không có khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà ngân hàng chưa thể thu hồi được.
CHƯƠNG 3